1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cách nào giảm các bệnh răng miệng ở trẻ em?

(Dân trí) - Theo TS Trần Cao Bính, Trưởng Phòng Quản lí và Nghiên cứu Khoa học, Bệnh viện RHM TW, những khảo sát nhỏ gần đây cho thấy tỉ lệ sâu răng ở thanh niên Việt Nam dường như không thay đổi nhiều so với kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000: mỗi thanh niên ở tuổi 18 đã có trung bình 2,84 chiếc răng sâu.

Theo TS Trần Cao Bình, Trưởng Phòng Quản lí và Nghiên cứu Khoa học, Bệnh viện Răng hàm mặt TƯ; Phó Tổng thư ký Hội Răng hàm mặt Việt, trong đợt khảo sát cơ sở trang thiết bị chăm sóc răng hàm mặt mới đây của Bộ Y tế, đa số các tỉnh khảo sát chỉ khám được các bệnh thông thường, duy nhất có tỉnh Đồng Tháp có 24 bác sĩ răng hàm mặt, thực hiện 243/347 kỹ thuật răng hàm mặt nhưng tỉ lệ các bệnh do răng miệng vẫn cao.

Trong khi đó, chương trình nha học đường tại các tỉnh lại chưa thực sự hiệu quả. Trong số 4 nội dung chính là 100% học sinh mẫu giáo và tiểu học được giảng dạy kiến thức về chăm sóc răng miệng theo giáo trình có sự thống nhất và phối hợp giữa hai ngành y tế và giáo dục – đào tạo; súc miệng với dung dịch Fluor 0,2 % và chải răng với kem có Fluor hàng tuần tại các trường học; học sinh được khám, phát hiện và điều trị răng miệng, đảm bảo công tác vệ sinh vô trùng; Trám bít hố rãnh để phòng ngừa sâu răng thì chỉ có hoạt động giáo dục vẫn được duy trì. Còn hoạt động súc miệng với dung dịch fluor và chải răng với kem đánh răng có fluor hàng tuần tại các trường học thì nhiều nơi chưa thực hiện được; nội dung khám, phát hiện điều trị răng miệng ít làm được và nội dung 4 thì hoàn toàn chưa làm được.

Nguyên nhân là do các trường chuẩn quốc gia không có tiêu chí về y tế học đường nên không được quan tâm, không có nhân viên y tế phù hợp.

Cùng với đó, thiếu sự phối hợp tốt giữa ngành y tế và giáo dục đã khiến tỉ lệ sâu răng ở thanh niên (18 tuổi trở lên) trung bình là 2,84 chiếc răng sâu/người; và ở tuổi 45, tỉ lệ này lên tới 8,93 chiếc răng; về tỉ lệ mất răng, trung bình mỗi thanh niên Việt mất 0,52 chiếc răng và ở tuổi 45 tỉ lệ này gấp 11 lần (6,64 răng).

GS Kauko M
GS Kauko Mäkinen, Đ Turku, Phần Lan

Vậy cách nào giúp tăng cường hiệu quả chăm sóc sức khỏe răng miệng?

Theo TS. Trần Cao Bính, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các phương pháp phòng ngừa, nâng cao hành vi và thói quen tốt cho răng miệng, khám răng miệng định kỳ và điều trị sớm.

Còn theo kinh nghiệm của Phần Lan, đất nước có tỉ lệ sâu răng ở trẻ dưới 12 tuổi hiện chỉ còn 12% (số liệu của WHO năm 2012) so với 80% những năm 70, cần có một chiến dịch chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện với nhiều nghiên cứu lâm sàng, chứng minh hiệu quả của các chất hỗ trợ giúp phòng ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng, trong đó xylitol được xem là 1 phần trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe răng miệng quốc gia.

Cụ thể, tại hội thảo “Tăng cường chăm sóc sức khỏe răng miệng cho thanh niên Việt Nam” do Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam phối hợp với Lotte Việt Nam tổ chức ngày 6/6, GS Kauko Mäkinen, Đ Turku, Phần Lan, đã chia sẻ các nghiên cứu liên quan đến Xylitol, chất làm ngọt đã được TT Y tế công cộng Phần Lan khuyến nghị dùng xylitol cho mọi lứa tuổi, Viện Nha khoa Hoa Kỳ đưa ra quyết định có cân nhắc về việc dùng các sản phẩm có xylitol và Ủy ban Thường trực Liên minh châu Âu phê chuẩn tuyên bố: xylitol làm giảm mảng bám răng.

Trong đó đáng chú ý là nghiên cứu kéo dài 11 năm (2001-211) trên trẻ em từ 6-8 tháng tuổi sống tại 1 thị trấn ở Phần Lan. Những trẻ này sẽ được quệt xylitol nồng độ 35-45% lên răng 2 ngày mỗi lần (sáng và tối trước khi đi ngủ) hoặc 30-300mg xylitol cho mỗi lần đánh răng. Trẻ sẽ được khám răng miệng mỗi tháng 6 cho đến khi 3 tuổi và từ 5-7 tuổi, mỗi năm sẽ khám 1 lần. Kết quả cho thấy tỉ lệ vi khuẩn gây sâu răng ở những trẻ dùng xylitol thấp hơn nhóm đối chứng với sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

Một nghiên cứu khác cũng thực hiện tại Phần Lan cho thấy hiệu quả dự phòng của xylitol cũng rất dài hạn. Đó là nghiên cứu đưa kẹo cao su có xylitol vào trong trường học liên trục trong 2 năm (1982-1984). Sau đó, trẻ không được dùng loại kẹo này nữa (không thể mua tại các nhà thuốc, siêu thị vì không có). 3 năm - 2 năm và 5 năm sau đó, các nhà khoa học quay lại trường học này, kết quả cho thấy hiệu quả giảm sâu răng ở nhóm sử dụng kẹo cao su có xylitol khác biệt hẳn so với nhóm chứng.

Và từ những nghiên cứu lâm sàng này, xylitol nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi ở Phần Lan, là 1 phần trong chiến lược chăm sóc răng miệng quốc gia.

Do đó, GS Mäkinen hy vọng, xylitol ở Việt Nam cũng sẽ được chấp nhận rộng rãi như ở Phần Lan và là 1 phần trong chiến lược chăm sóc sức khỏe răng miệng để tiết kiệm chi phí chăm sóc răng miệng và giúp các cá nhân duy trì tốt sức khỏe răng miệng.

Nhân Hà