Các giai đoạn phát triển của nữ giới

Từ khi còn là một bé gái chịu ảnh hưởng của các đợt trào dâng hóc môn nữ, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, cho tới độ tuổi mãn kinh, rất nhiều người trong chúng ta tự hỏi vậy tất cả các hiện tượng này là gì.

Cho dù một vài người cảm thấy cuộc sống của nữ giới không mấy khó khăn thì phần lớn chị em lại cảm thấy cơ thể của mình không bao giờ chịu nghe theo sự điều khiển của bản thân.

 

Trước khi một bé gái chào đời

 

Giới tính của môt đứa trẻ về cơ bản được xác định bởi hai nhiễm sắc thể giới tính. Một tế bào giống đực bình thường có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, còn tế bào của giống cái có 2 nhiễm sắc thể X.

 

Ban đầu các mô phôi mà sau này trở thành tinh hoàn ở cơ thể nam và buồng trứng ở nữ giới chưa được xác định. Phải đến khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 của thời kỳ mang thai, sự xuất hiện của nhiễm sắc thể Y khiến cho mô phôi này phát triển thành tinh hoàn.

 

Nếu nhiễm sắc thể Y không xuất hiện, tế bào phôi sẽ phát triển thành buồng trứng.

 

Các hóc môn sản sinh ra bởi tinh hoàn và buồng trứng không chỉ quyết định xem chúng ta sẽ là bé trai hay bé gái mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não và cả hành vi tính cách của chúng ta.

 

Phần lớn não bộ của chúng ta là giống nhau ở cả hai giới, nhưng một vài phần của bộ não ví dụ như phần hypothalamus và amygdale thì khác nhau.

 

Những phần này chi phối các chức năng liên quan đến giới tính và gây nên sự khác biệt giữa hai giới. Trong các mô này có các điểm tiếp nhận cho phép tế bào phản ứng với các hóc môn nam.

 

Hóc môn có ảnh hưởng tạm thời lên tính cách của ta khi còn bé?

 

Các bé gái có lượng hóc môn nam cao thường tỏ ra thích thú với các đồ chơi nam tính như ô tô và ít quan tâm hơn tới búp bê và có vẻ như thích chơi cùng các bạn trai hơn, hay tham gia các trò chơi đấm đá, lăn lộn nghịch ngợm của bọn con trai hơn.

 

Tuổi dậy thì và giai đoạn tiếp theo

 

Theo lẽ tự nhiên, cũng như bất kì tế bào sống nào, mục đích duy nhất của cơ thể con người là phát triển đến giai đoạn trưởng thành và tái sản sinh ra các tế bào con trước khi chết để bảo toàn nòi giống.

 

Các bé gái được sinh ra với số lượng trứng cấn thiết, trên thực tế, số lượng trứng có thể sống sót ngày càng giảm dần.

 

Tuy nhiên phải mất trung bình 12 năm để cơ thể nữ giới dậy thì và có khả năng sinh sản.

 

Chưa có lời giải thích rõ ràng cho việc tại sao quá trình này lại dài như vậy.

 

Thời gian tới khi hệ thống kinh nguyệt của bé gái được đánh thức phụ thuộc vào việc các hệ thống hóc môn khác có hoạt động bình thường hay không, trong đó hóc môn tăng trưởng đóng vai trò quan trọng.

 

Những thay đổi mà tuổi dậy thì gây ra khá rộng, có thể tóm tắt lại bằng sự tăng vọt về lượng của hàng loạt các hóc môn bao gồm hóc môn sinh dục nữ, hóc môn duy trì thai và hóc môn nam.

 

Trong độ tuổi dậy thì, các bé gái trải qua những thay đổi trông thấy về diện mạo, như sự phát triển của nhũ hoa, hình dáng và màu sắc của tóc cũng thay đổi.

 

Những thay đổi phức tạp của hóc môn trong chu kỳ kinh nguyệt cũng bắt đầu với sự tham gia của não bộ, các tuyến nội tiết, buồng trứng và các cơ quan khác.

 

Cứ mỗi tháng, các hóc môn trong cơ thể khiến cho thành tử cung dày lên và cổ tử cung tiết một lượng chất nhầy cùng với lúc trứng rụng. Nếu trứng được thụ tinh, hóc môn sẽ tiếp tục thay đổi phục vụ cho quá trình mang thai. Kinh nguyệt vì thế mà tạm ngưng.

 

Theo quan niệm chung, bé gái ở độ tuổi dậy thì chưa được coi là đã đủ trưởng thành về mặt tâm lý để trở thành một bà mẹ, nhưng cơ thể của các em đã có khả năng thụ thai và trong phần lớn các trường hợp cơ thể phụ nữ có khả năng thụ thai cho đến lúc mãn kinh, tức là khoảng từ 45 đến 55 tuổi.

 

Sau khi em bé chào đời, lượng hóc môn giảm báo hiệu cho bộ não biết để bắt đầu lại chu kỳ kinh nguyệt, mặc dù trong trường hợp người mẹ cho bé bú thì kinh nguyệt sẽ tiếp tục ngưng và có thể ngưng trong vòng vài tháng.

 

Tại sao lại chấm dứt?

 

Tại sao phụ nữ lại mãn kinh khi họ đi được hơn nửa chặng đường của cuộc đời, chưa một nhà khoa học nào đưa ra được thời điểm chính xác xảy ra hiện tượng mãn kinh.

 

Có lẽ là vài nghìn năm trước, 50 là tuổi thọ trung bình của nữ giới.

 

Hóc môn sinh dục nữ sản xuất bởi buồng trứng giảm khi thời kỳ mãn kinh xuất hiện và nó báo hiệu cho bộ não sản sinh ra các hóc môn khác LH và FSH nhằm bắt buồng trứng làm việc nhiều hơn.

 

Số lượng trứng và chất lượng trứng giảm sút, việc thiếu hóc môn sinh dục nữ khiến cho âm đạo trở nên khô và mỏng, và khả năng thụ tinh vì thể mà giảm mạnh.

 

Các biểu hiện của mãn kinh thường được biết đến như cảm thấy bốc hỏa lên mặt, đổ mồ hôi, các cơ bắp và xương cốt đau nhức, dễ nổi cáu và khả năng tập trung kém.

 

Các biểu hiện có thể xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau nhưng đều đi đến kết quả chung là không thể tái sinh cơ thể sống mới và các ảnh hưởng kéo theo khác khắp cơ thể.

 

Theo Tuổi Trẻ/ BBC