1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh răng miệng liên quan với ung thư thực quản như thế nào?

(Dân trí) - Nghiên cứu mới đây lần đầu tiên cho thấy vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – thủ phạm gây bệnh nướu răng - có thể là một yếu tố nguy cơ ung thư thực quản.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng mức độ nhiễm P. gingivalis cao hơn đáng kể trong mô ung thư của bệnh nhân ESCC so với mô xung quanh hoặc mô đối chứng bình thường.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng mức độ nhiễm P. gingivalis cao hơn đáng kể trong mô ung thư của bệnh nhân ESCC so với mô xung quanh hoặc mô đối chứng bình thường.

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Louisville (UofL), KY, và Đại học Khoa học công nghệ Hà Nam ở Lạc Dương, Trung Quốc, đã báo cáo phát hiện của họ trên tạp chí Infectious Agents and Cancer.

Theo Trung Tâm Phòng chống bệnh dịch Mỹ (CDC), mỗi năm có khoảng 15.000 người ở Mỹ được chẩn đoán ung thư thực quản.

Niêm mạc thực quản gồm hai loại tế bào, đó là lý do tại sao có hai loại ung thư thực quản chính là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy (ESCC). ESCC là loại phổ biến hơn ở các nước đang phát triển.

Các yếu tố nguy cơ ung thư thực quản đã biết bao gồm tiếp xúc với hóa chất, chế độ ăn, di truyền và tuổi - tất cả những yếu tố giống như nhiều bệnh ung thư khác.

Bệnh khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Đối với nhiều bệnh nhân, ung thư phát triển nhanh chóng sau khi chẩn đoán và tiên lượng thường không mấy khả quan.

Nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm mẫu mô từ 100 bệnh nhân ESCC và 30 bệnh nhân không bị bệnh này(đối chứng).

Họ đã thử nghiệm mẫu lấy từ ba loại mô thực quản : tế bào ung thư , tế bào không ung thư giáp với tế bào ung thư và tế bào bình thường từ các điều khiển .

Vi khuẩn có mặt ở 61% mẫu mô ung thư

Nhóm nghiên cứu tìm thấy P. gingivalis trong 61% số mẫu mô ung thư và chỉ có trong 12% mẫu mô lân cận. Không thấy sự có mặt của vi khuẩn trong các mẫu mô bình thường.

Đồng tác giả chính của nghiên cứu, PGS Huizhi Wang, Trường Nha khoa UofL cho rằng: “Những phát hiện này cung cấp bằng chứng đầu tiên rằng nhiễm trùng có thể là một yếu tố nguy cơ mới đối với ESCC và cũng có thể được dùng như một chỉ báo sinh học tiên lượng cho loại ung thư này”.

Nếu những phát hiện này được xác nhận, thì có thể việc loại trừ vi khuẩn gây bệnh răng miệng phổ biến này có thể giúp làm giảm đáng kể số người bị ESCC.

Để phát hiện P. gingivalis trong các mẫu mô, các nhà nghiên cứu đã đo lường biểu hiện của lysine - gingipain, một enzyme đặc hiệu cho vi khuẩn. Họ cũng xem xét dấu vết ADN của tế bào vi khuẩn.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng nồng độ của cả hai enzym và ADN của vi khuẩn cao hơn đáng kể trong mô ung thư của bệnh nhân ESCC so với mô xung quanh hoặc mô của bệnh nhân đối chứng bình thường.

Mức độ của thông số về P. gingivalis đã phù hợp với mức độ của các thông số khác, chẳng hạn như mức độ biệt hóa tế bào ung thư, di căn (phạm vi lan rộng) và tỷ lệ sống thêm.

Suy đoán về lý do, GS Wang đưa ra hai khả năng. Hoặc các tế bào ESCC là một "nơi trú ẩn ưa thích" để vi khuẩn phát triển mạnh, hoặc tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách nào đó đã thúc đẩy sự phát triển của ung thư.

Nếu nguyên nhân là do các tế bào ung thư cung cấp nơi ẩn náu cho vi khuẩn, thì kháng sinh có thể là con đường để điều trị. Một phương pháp khác là sử dụng công nghệ di truyền nhắm vào vi khuẩn và cuối cùng loại trừ các tế bào ung thư.

Nếu các nghiên cứu sâu hơn thực sự chứng minh P. gingivalis gây ESCC, thì ý nghĩa sẽ rất to lớn. " Nó sẽ gợi ý việc cải thiện vệ sinh răng miệng có thể làm giảm nguy cơ ESCC; sàng lọc P. gingivalis trong mảng bám răng có thể xác định các đối tượng dễ bị bệnh; và sử dụng kháng sinh hoặc các chiến lược kháng khuẩn khác có thể ngăn chặn ESCC tiến triển".

Trong khi đó, một nghiên cứu khác gần đây cũng cho thấy những bệnh nhân thận mạn tính bị bệnh nướu răng nặng có nguy cơ tử vong cao hơn so với bệnh nhân thận mạn tính có nướu răng khỏe mạnh.

Vài điều về ung thư thực quản

Nguy cơ ung thư thực quản tăng theo tuổi

Chưa đến 15% số ca bệnh là ở người dưới 55 tuổi

Bệnh hay gặp ở nam gấp 3 – 4 lần so với nữ.

Cẩm Tú

Theo MSN