Bệnh nghiện mua sắm

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><FONT size=3><FONT face="Times New Roman">(<FONT face=Arial size=2>Dân trí) - Khoảng thời gian trong và sau năm mới được xem là thời điểm “ế ẩm” của các cửa hàng cửa hiệu. Hầu hết tất cả những người đi mua hàng đều biết mình nên dừng lại&nbsp;ở đâu nhưng cũng có không ít người cần được giúp đỡ bởi họ không thể ngừng mua sắm dù chẳng có nhu cầu gì đối với hàng hóa đó</FONT>. </FONT></FONT></P>

“Nó thường diễn ra trong một thời gian dài và bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy rằng đó là một vấn đề nghiêm trọng. Đó là một chứng nghiện mà bản thân không thể kiểm soát”, Gagner, một người bệnh nói. Cô không nói về cocain, hay heroin hay rượu. Cô ấy đang nói về shopping.

 

Gagner cho biết cô rất thích shopping nhưng chỉ trong vòng 6 năm qua, đi mua sắm đã  trở thành một nhu cầu cưỡng bách. Cô chất đầy trong kho, thậm chí là cả trên gác mái kết quả của hàng trăm chuyến du ngoạn tại các trung tâm mua sắm với những lúc cao hứng chi tới 200.000USD.

 

“Tôi đi vào cửa hàng quần áo mà tôi chưa từng vào trước đó, quyết định chỉ mua 1 chiếc nhưng rồi bước ra với 6 chiếc với số tiền bỏ ra lên tới cả ngàn đô la”, cô nói.

 

Thói quen của cô sẽ gây nguy hại cho tài chính trong tương lai, cho mối quan hệ của cô với chồng.

 

Trong khi với rất nhiều người, mua sắm là một liệu pháp thư giãn thì với 13 triệu người Mỹ, mua sắm thực sự là một chứng nghiện ngập đòi hỏi phải có liệu pháp điều trị.

 

Mua sắm cưỡng bách hiện chưa được xem là một dạng bệnh lý nhưng theo nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần thì nó thực sự là một bệnh và cần phải có các chương trình điều trị tích cực như: đi học các lớp dạy mua sắm hợp lý, không mang tiền, thẻ, không có số tài khoản, thậm chí là cả một cái máy tính. Chỉ đến cửa hàng sau khi đã lên danh sách những thứ cần mua và đi cùng với chồng hay một người thân.

 

Phương Uyên

Theo CBS