Bé 2 tuổi chiến đấu với bệnh “bỏng” toàn thân

(Dân trí) - Stephanie Brown là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nước Anh phải điều trị đặc biệt ngay sau sinh do một bệnh da hiếm gặp. Những người lạ thường nhìn chòng chọc và tránh xa khi Stephanie tới gần vì họ tưởng đó là bệnh truyền nhiễm.

  

Bé 2 tuổi chiến đấu với bệnh “bỏng” toàn thân - 1

Bé Stephanie và mẹ hiện nay

Stephanie Brown luôn trong tình trạng da bỏng rộp do bệnh thâm nhiễm dưỡng bào. Tỉ lệ mắc bệnh này chỉ 0,5 phần triệu người, gây ra bỏng rộp da khắp cơ thể.

 

Stephanie, từ Mirfield, West Yorks, đã trải qua 30 lần điều trị tia tử ngoại trong bệnh viện từ tháng 8 đến tháng 11 năm ngoái. Sau 4 tháng điều trị, các bác sĩ cho biết tình trạng da của cô bé đã được cải thiện.

 

Mẹ cô bé, chị Maria, giáo viên, cho biết: “Tôi cũng thấy lo ngại về phương pháp điều trị này nhưng nó đã thành công. Sau 20 lần điều trị đầu tiên, tôi cảm giác phương pháp này không hiệu quả nhưng sự thay đổi nhận thấy từ những lần điều trị tiếp theo. Mặc dù một số thiết bị giống như giường tắm nắng nhưng nó đã tạo ra sự thay đổi tích cực, an toàn và thực sự hữu ích với Stephanie”.

 

Bé 2 tuổi chiến đấu với bệnh “bỏng” toàn thân - 2

Bé Stephanie khi được hơn tháng tuổi

Chỉ vài giờ sau khi Stephanie chào đời, toàn thân cô bé đã bao phủ bởi những vết bỏng rộp đau đớn, trông như những vết châm thuốc lá đang cháy dở lên da. Các bác sĩ nhận định đó là phản ứng của cơ thể với môi trường mới. Nhưng mọi sự trở nên rõ ràng hơn khi thời gian trôi qua, da Stephanie ngày càng trở nên nghiêm trọng.

 

Những vết bỏng rộp đau đớn chi chít từ đầu ngón chân tới đỉnh đầu, cả lòng bàn tay, kẽ ngón chân, mý mắt, tai và cằm. Chỉ duy nhất cái mũi là không có dấu vết.

 

Cô bé luôn trong tình trạng đau đớn, nước miếng chảy tràn và ngứa ngáy. Cuối cùng, khi cô bé 4 tháng tuổi, các bác sĩ mới biết đó là thâm nhiễm dưỡng bào và biết rõ là bệnh tế bào mast tại da lan tỏa khi 6 tháng tuổi. 

 

Nguyên nhân gây bệnh?

 

Bệnh thâm nhiễm dưỡng bào thể diffuse cutaneous là một bệnh hiếm gặp. Nó chịu ảnh hưởng của tế miễn dịch có tên mast cells (MC) mà giúp chúng ta chống lại bệnh tật.

 

Hầu hết các tế bào MC đều nằm ở trên da, ruột và đường hô hấp.

 

Thâm nhiễm dưỡng bào do sự dư thừa của MC và tế bào này sẽ tiết ra 1 dịch được gọi histamine vào cơ thể.

 

Chất này sẽ gây ra các nốt phỏng rộp và có thể gây đau đớn khi sờ vào hoặc các nốt này bị vỡ.

 

Bệnh không lây qua tiếp xúc nhưng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

 

Tia tử ngoại sẽ làm ổn định các MC và khiến chúng ngừng tiết histamine. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và triệu chứng thường giảm dần khi chúng lớn hơn và biến mất khi ở tuổi dậy thì.

 

Tuy nhiên, nếu phát bệnh ở tuổi trường thành, bệnh có xu hướng tiến triển tăng dần mà không thể chữa trị.

 
Nhân Hà

Theo Dailymail