1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Báo động thói quen nấu nướng, vệ sinh khu vực bếp

(Dân trí) - Người dân Anh đang phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm bởi chính những thói quen trong nhà bếp, một cuộc khảo sát mới đây tại Anh khẳng định. Và chúng ta sẽ học được gì qua những khuyến cáo này?

Cuộc khảo sát do tuần báo An toàn thực phẩm quốc gia tiến hành đã cho thấy: chỉ có 12% số người được hỏi thay thế hoặc giặt tẩy các miếng bọt biển dùng để rửa bát đĩa, lau chùi khu vực nhà bếp 1 lần/tháng.

 

4/10 người tham gia trả lời câu hỏi cho biết họ chưa bao giờ đánh rửa đồ trang sức đeo tay trước khi chuẩn bị chế biến món ăn hay rửa tay sau khi chăm sóc vật cưng.

 

14% cho biết họ thường vệ sinh bát ăn của con vật cưng ngay tại chậu rửa bát – nguy cơ gây lây nhiễm bệnh tật rất lớn.

 

Gần một nửa trong số 1.000 người lớn được hỏi đã không biết thực phẩm còn màu hồng sau khi nấu có đủ an toàn không?

 

Khoảng 1/3 số người được hỏi sẽ “chén” ngay những thức ăn đã để qua đêm.

 

Nhiều người còn không ý thức được rằng những thói quen ở bẩn như sử dụng những miếng bọt biển cáu bẩn để lau bếp hay rửa chén và chế biến thịt sống ngay trên chỗ vừa lau “sạch” đó… đang đẩy họ tới gần hơn với nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

 

Nơi tích trữ thực phẩm cũng là một khu vực đáng ngại không kém. Gần một nửa số người trả lời nói rằng họ không biết nhiệt độ trong tủ lạnh phải từ 0 – 5 độC mới đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

16% cất thịt sống ngay ở ngăn đầu tiên của tủ lạnh, hơn 8% thì cất vào bất cứ đâu – nguy cơ lây lan bệnh tật khi nước thịt rỏ xuống các sản phẩm ở dưới.

 

Khoảng 1/6 người không thường xuyên vệ sinh các hộp đựng, chia thực phẩm mà cứ vô tư đựng thịt sống và rau quả vào đó.

 

Đó là lý do có tới hơn 79.000 trường hợp bị ngộ độc tại Anh trong năm vừa qua và chi phí cho các trường hợp này cũng như các bệnh truyền nhiễm khác lên tới 6 tỉ bảng Anh/năm.

 

Do đó, Liên đoàn Thực phẩm và đồ uống khuyến cáo mọi người thực hiện theo nguyên tắc 4C Cleanliness (Sạch sẽ), Cooking (Nấu chín), Chilling (Đủ độ lạnh) và Cross-contamination (Chống lây nhiễm).

 

Còn đây là lời khuyên của GS Peter Borriello, Giám đốc TT HPA: "Hãy nhớ rằng an toàn thực phẩm là một phần quan trọng của cuộc sống khỏe mạnh. Nếu mỗi người rửa tay sau khi đi toilet, trước và sau khi cầm thực phẩm, trước khi ngồi xuống bàn ăn, chúng ta sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.  

 

Tiêm chủng cho trẻ nhỏ, rửa tay thường xuyên và vệ sinh tủ lạnh, chuẩn bị và nấu nướng an toàn là những tiêu chí quan trọng nhất để bảo vệ chính mình và người thân khỏi các vi khuẩn”.

 

* 10 lưu ý hàng đầu trong nhà bếp 

Thu Phương

BBC news