Bạn làm gì khi người thân bị ung thư?
(Dân trí) - Khi nghe tin người thân, ruột thịt với mình bị ung thư, bạn sẽ như thế nào? Bạn nên làm gì cho người thân? Biểu hiện sự đau buồn, thông cảm hay che giấu cảm xúc, vờ như không biết?
Lời khuyên của tôi là, bạn hãy nhìn thẳng và đối diện với nó, không trốn tránh hay bi lụy quá, vì sao ư?
Sự thật là, đối chúng ta, ung thư là hai từ đáng sợ, hầu hết mọi người đều coi ung thư đồng nghĩa với án tử. Vì thế không chỉ người bệnh, mà bất cứ ai khi nghe tin người thân, ruột thịt với mình bị ung thư thì đều cảm thấy điều đó cực kỳ tồi tệ, bi quan. Nhưng bạn là chỗ dựa của người bệnh lúc này. Bạn sẽ tự hỏi "tại sao…", "mình có thể làm được gì" hay "mình phải làm gì"…
Hãy sống như một cái cây
Tôi luôn ấn tượng và muốn chia sẻ với bạn về triết lý "sống như một cái cây" trong một bài chia sẻ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một bài báo do phóng viên nước ngoài phỏng vấn. Khi được hỏi "Tôi phải làm gì khi người thân gặp phải chuyện đau buồn", Thiền sư đã chia sẻ rằng bạn không cần cố phải làm gì cả. Như cái cây, nó sinh ra và phát triển không phải để mang lại bóng mát cho mọi người. Nhưng cái cây chỉ cần tự nó sinh trưởng tốt thì tự nhiên sẽ sinh ra bóng mát, thu hút người khác dưới bóng cây của mình. Con người cũng vậy, trước khi có thể giúp đỡ người khác, bạn cần phải phát triển và sống vui vẻ đã. Khi con người bạn được vui vẻ, bạn sẽ tỏa ra năng lượng tích cực, điều đó sẽ ảnh hưởng tốt tới người khác. Lúc đó bạn hãy dùng năng lượng tích cực của mình để tới bên cạnh và giúp đỡ người thân của mình.
Nhiều người bệnh đã chiến thắng ung thư
Với đặc thù nghề nghiệp làm truyền hình, tôi có dịp đi nhiều và gặp gỡ nhiều nhân vật. Năm 2015, tôi có dịp làm về người bệnh ung thư. Câu chuyện đầu tiên làm tôi luôn nhớ là của chị Nguyễn Thị Hường ở Thạch thất. Chị nhận tin mình bị u não hoàn toàn bất ngờ khi đi khám sức khỏe tổng quát mà không có dấu hiệu gì báo trước. Tất nhiên là chị suy sụp, nghĩ rằng đó là dấu chấm hết. Nhưng chồng chị, người giáo viên cấp 2 trường làng đã động viên chị và sắp xếp một cuộc sống khoa học để cùng chị chiến đấu vượt qua ung thư. Anh bảo "Ung thư thì mình chiến đấu, bây giờ anh sẽ đi dạy một ngày 3 ca để kiếm tiền, chăm lo gia đình, cơm nước, con cái. Em lo chữa bệnh đúng phác đồ điều trị. Mình cần giữ cuộc sống cân bằng, ổn định và trường kỳ kháng chiến. Cuộc sống có ổn định, mình mới an tâm chiến đấu với bệnh tật". Chính tình yêu và sự vững tin, khoa học của người chồng mà chị Hường chống chọi với căn bệnh tới hơn 7 năm. Tôi còn nhớ câu chuyện của chú Vũ Huy Chương ở Ninh Bình, một người cựu binh già. Chú bị ung thư tuyến giáp di căn xương, trải qua nhiều lần hóa trị, xạ trị, có lúc đau đớn chú phải tự tiêm tới 6 mũi mooc- phin mỗi ngày. Chú bảo, có lúc đau quá chú nghĩ số phận mình đã đến thời điểm kết thúc... nhưng nhờ sự kiên cường và tuân thủ điều trị, sử dụng sản phẩm GHV KSol hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, nâng cao đề kháng. Đặc biệt là sự đồng hành của người vợ tần tảo, chú đã vượt qua và đủ sức khỏe chinh phục được đỉnh Fansipan.
Anh Trần Văn Chín thì bị căn bệnh ung thư phổi di căn khi ở tuổi 45, anh từng nghĩ đó là dấu chấm hết. Nhưng nhờ tuân thủ điều trị, được người vợ tảo tần bên cạnh chăm sóc, động viên. Sau một thời gian tuân thủ điều trị, sử dụng GHV Ksol để hỗ trợ, anh đã vượt qua và sống khỏe mạnh.
Chị Nguyễn Thị Hoài ở Bắc Giang thì không giấu nổi cảm xúc khi kể về hành trình cùng con vượt qua căn bệnh ung thư máu. Chị bảo đó là phép màu, là món quà quý giá nhất được ông trời ban tặng... Chị tâm sự yếu tố quan trọng nhất để con chị vượt qua ung thư là tuân thủ điều trị và sử dụng GenK STF để hỗ trợ. Vì thế dù chịu hóa trị, xạ trị từ khi chỉ mới 4 tuổi, nhưng cháu không bị nhiều tác dụng phụ, vẫn ăn ngon miệng, khỏe mạnh… Còn nhiều nhân vật khác, họ đã chiến đấu, chiến thắng căn bệnh ung thư và giờ họ chính là những chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư cho cộng đồng. Bên cạnh họ chính là những người thân luôn đồng hành, động viên, là chỗ dựa của bệnh nhân.
Đối mặt sẽ mang lại năng lượng
Chú của tôi bị ung thư, cả nhà lo lắng, khóc lóc. Tôi qua thăm chú. Tới nhà, tôi hỏi "chú bị làm sao? Khám bệnh như thế nào?" thì chú ái ngại "chú bị đau chút thôi" theo kiểu không muốn nói, tôi hỏi tiếp cậu em "Bố em thế nào, khám người ta nói sao", nó nháy mắt với tôi ý là không muốn nói. Tôi thấy không khí gia đình thật nặng nề, mặc dù ngay cả người ngoài cũng biết chú bị ung thư, nhưng chú thì ngại đề cập, gia đình thì kiểu như muốn giấu... Tôi nghĩ riêng chuyện đó cũng đủ làm chú tôi có thể chết mòn. Tôi gọi chú ra và nói với cả nhà "chú không cần như thế, cả nhà cũng không cần như thế, ung thư thì bảo ung thư, không phải giấu. Ung thư cũng là 1 bệnh, tuy rất nguy hiểm nhưng mình phải đối diện nó, vượt qua nó bằng khoa học, bằng hiểu biết, bằng niềm tin và sự lạc quan chứ giấu giếm thì chả ích gì. Tuân thủ điều trị của bác sĩ, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục, giữ tinh thần lạc quan và sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe , giảm tác dụng hóa trị, xạ trị. Và dù có sợ thì mình cũng không thay đổi được gì, kiên cường đối diện với nó sẽ tốt hơn. Nói xong tôi gửi biếu chú mấy hộp GHV KSol và mở các bài viết về các người bệnh ung thư đã chiến đầu và vượt qua ung thư nhờ tuân thủ điều trị và sử dụng GHV KSol hỗ trợ như Chú Chương, Anh Chín… Tôi còn kết nối facebook cho chú liên hệ và nói chuyện.
Ba ngày sau, tôi tới chơi, cả nhà chú đã vui vẻ hơn. Em tôi bảo, nhờ có anh nói, giờ bố em thoải mái tâm lý, cả nhà cũng cởi mở. Sẽ tuân thủ điều trị của bác sĩ, tập luyện thể thao, ăn uống đầy đủ và sử dụng sản phẩm để hỗ trợ điều trị. Tôi hy vọng và tin tưởng chú tôi hoàn toàn có thể chiến thắng căn bệnh ung thư với niềm tin và sự lạc quan đồng hành của gia đình.
Ung thư không phải dấu chấm hết mà là sự khởi đầu, khởi đầu một thử thách, một hành trình chiến đấu mà chúng ta hoàn toàn có thể chiến thắng và vượt qua.