Ăn dặm khi 17 tuần tuổi có thể phòng bệnh dị ứng
(Dân trí) - Các bệnh lý dị ứng ở trẻ em có thể phòng tránh bằng cách cho ăn dặm sớm trong khi vẫn tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.
Nghiên cứu này do Tiến sỹ Kate Grimshaw, một nhà dinh dưỡng – một nhà nghiên cứu uy tín ở truờng Đại học Southampton (Anh) tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trẻ đuợc ăn dặm sớm vào thời điểm 17 tuần tuổi trong khi vẫn tiếp tục cho bú mẹ sẽ giúp trẻ phát triển hệ thống miễn dịch tốt hơn và khoẻ hơn để chống lại các bệnh dị ứng do thức ăn.
Nghiên cứu (hay còn gọi là PIFA), được tài trợ bởi cơ quan Tiêu chuẩn Thức ăn Anh và đuợc công bố kết quả trên tạp chí Nhi Khoa, thu thập số liệu trên 1.140 trẻ ngay từ lúc mới sinh ra ở khu vực Hampshire. Theo dõi đến 2 tuổi, có 41 trẻ mắc bệnh dị ứng thức ăn. Chế độ ăn của các trẻ này được so sánh với chế độ ăn của 82 trẻ không mắc bệnh dị ứng thức ăn tính đến thời điểm 2 tuổi.
Nghiên cứu (hay còn gọi là PIFA), được tài trợ bởi cơ quan Tiêu chuẩn Thức ăn Anh và đuợc công bố kết quả trên tạp chí Nhi Khoa, thu thập số liệu trên 1.140 trẻ ngay từ lúc mới sinh ra ở khu vực Hampshire. Theo dõi đến 2 tuổi, có 41 trẻ mắc bệnh dị ứng thức ăn. Chế độ ăn của các trẻ này được so sánh với chế độ ăn của 82 trẻ không mắc bệnh dị ứng thức ăn tính đến thời điểm 2 tuổi.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra các trẻ mắc bệnh dị ứng bắt đầu ăn dặm sớm hơn so với các trẻ không mắc bệnh dị ứng với mốc thời gian là trước 16 tuần tuổi. Các trẻ mắc bệnh dị ứng cũng đồng thời không đuợc bú sữa mẹ mà được thay thế bằng sản phẩm sữa công thức khác. Tiến sỹ Grimshaw nói, các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến cáo bắt đầu cho trẻ ăn dặm sau 17 tuần tuổi.
Tiến sỹ Grimshaw giải thích: “Cùng với sữa mẹ, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ nhanh chóng phát triển hệ thống miễn dịch. Điều đó dường như thúc đẩy hệ thống miễn dịch được trưởng thành khi cho trẻ vừa bú mẹ và ăn dặm đồng thời, bời vì sữa mẹ sẽ thúc đẩy cơ chế dung nạp đối với thức ăn dặm".
Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại thời điểm 17 tuần tuổi là một mốc thời gian quan trọng. Nếu cho trẻ ăn dặm sớm hơn 17 tuần tuổi dường như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, trong khi đó sau 17 tuần thì khuyến khích sự dung nạp”, TS Grimshaw nhấn mạnh.
Trẻ em thường không dung nạp với hầu hết các loại thức ăn dặm nếu cho trẻ ăm dặm trước 4-6 tháng tuổi. Điều này được giải thích bằng sự chưa trưởng thành của hệ thống ruột, và gây ra các biểu hiện dị ứng với thức ăn.
Đây là nghiên cứu duy nhất ủng hộ các khuyến cáo của Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội về dinh dưỡng, huyết học và tiêu hoá nhi khoa Châu Âu, đó là khuyên các bà mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 - 6 tháng tuổi. Hơn nữa, nghiên cứu còn ủng hộ khuyến cáo của Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ là vẫn nến tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau khi cho trẻ ăn dặm.
Anh Chi
Theo Medicalnewstoday