1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ai “tích cực” cảnh báo thủy sản có chất cấm?

(Dân trí) - Kết quả kiểm tra hàng trăm mẫu các loại cá tra, cá rô đồng, tôm sú… cho thấy tỉ lệ mẫu nhiễm chất cấm đều ở mức rất thấp. Trong khi đó, các thị trường Nhật, EU, Mỹ vẫn liên tục cảnh báo các lô thủy sản của Việt Nam không đạt yêu cầu.

 

Ai “tích cực” cảnh báo thủy sản có chất cấm?

Một phần của bảng phân tích kết quả các chất dư lượng độc hại ở thủy sản (KPH: tức là không phát hiện dư lượng trong mẫu phân tích)
 

Trên website của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, trong các báo cáo Kết quả thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại hàng tháng, có 4 tiêu chí được đưa ra để kiểm tra. Trong đó chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường, về giống/nước sản xuất giống hoàn toàn không phát hiện mẫu nào vi phạm. Hai chỉ tiêu còn lại là Dư lượng kháng sinh hạn chế và dư lượng kháng sinh cấm sử dung (10 loại) thì vẫn có 1 tỉ lệ nhất định dù rất nhỏ.

  

Thời điểm

Tổng số mẫu

Kết quả

 

 

Dư lượng kháng sinh hạn chế

Dư lượng kháng sinh cấm sử dụng (10 chất)

Tháng 1/2012

250

- Phát hiện dư lượng Quinolones trên 04 mẫu: 01 mẫu cá tra thương phẩm tại Ao 4 - Cơ sở nuôi Văn Công Bằng, xã Vĩnh Bình, Châu Thành, An Giang (Enrofloxacin=8,75ppb);

 

01 mẫu cá tra thương phẩm tại Ao 2 - Cơ sở nuôi Trương Thanh Sang, ấp 4, Vĩnh Xương, Tân Châu, An Giang (Enrofloxacin=6,24ppb),

 

01 mẫu cá tra thương phẩm tại Ao E3 - NTSH, Trại 4, Công ty cổ phần Thủy sản Sông Hậu, Thới Hưng, Cờ Đỏ, Cần Thơ (Enrofloxacin=9,98ppb)

 

01 mẫu cá rô đồng thương phẩm tại Ao số 1, Cơ sở nuôi Nguyễn Thanh Khiết, ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, Hậu Giang (Enrofloxacin=41,94ppb và Ciprofloxacin =19,21ppb) nhưng không vượt mức giới hạn tối đa cho phép (Enrofloxacin + Ciprofloxacin = 100ppb).

 

- Không phát hiện dư lượng các chất thuộc các nhóm Sulfonamides, Tetracyclines, Florfenicol, Trimethoprim, độc tố nấm mốc (Aflatoxin: B1) trong các mẫu thủy sản chỉ định phân tích các nhóm chỉ tiêu này.

 

Không có mẫu nào

 

Tháng 2/2012

250

- Phát hiện dư lượng nhóm Sulfonamides (Sulfadimidine=4,18ppb và Sulfadiazine=4,16ppb) trên 01 mẫu cá lóc thương phẩm tại vùng nuôi Vị Thủy (Hậu Giang) nhưng không vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

 

- Không mẫu nào có dư lượng các chất thuộc các nhóm Quinolones, Tetracyclines, Florfenicol, Trimethoprim, độc tố nấm mốc (Aflatoxin: B1) trong các mẫu thủy sản

Không có mẫu nào

 

 

Tháng 3/2012

400 mẫu

- Phát hiện dư lượng nhóm Sulfonamides (Sulfadimidine=123,26ppb và Sulfadiazine=15,26ppb) trên 01 mẫu cá rô đồng thương phẩm tại cơ sở nuôi Phạm Văn Thuần, ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vượt mức giới hạn tối đa cho phép (tổng các chất thuộc nhóm Sulfonamides=100ppb).

 

- Phát hiện dư Quinolones trên 02 mẫu cá tra thương phẩm: 01 mẫu tại Công ty CP XNK TS Cửu Long (ao 05), ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Ciprofloxacin=1,11ppb) và 01 mẫu (lấy bổ sung của tháng 2/2012) tại hộ nuôi Võ Văn Điểm, Thới An, Ô Môn, TP. Cần Thơ (Ciprofloxacin=1,99ppb) nhưng không vượt giới hạn tối đa cho phép (các mẫu này cùng mẫu phát hiện Enrofloxacin như Mục 1.3.1).

Phát hiện dư lượng Enrofloxacin trên 03 mẫu cá tra thương phẩm: 01 mẫu tại Công ty CP XNK TS Cửu Long (ao 05), ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Enrofloxacin=11,49ppb), 01 mẫu tại Cơ sở nuôi Trần Minh Phụng (ao số 2), ấp An Lạc Trung, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Enrofloxacin=2,07ppb) và 01 mẫu tại hộ nuôi Võ Văn Điểm, Thới An, Ô Môn, TP. Cần Thơ (Enrofloxacin=12,62ppb).

 

- Phát hiện dư lượng Praziquantel=15,8ppb trên 01 mẫu cá tra thương phẩm tại Cơ sở nuôi Nguyễn Cao Trí (ao A), ấp Tân Hòa, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Cơ quan Chất lượng Nam bộ đã có văn bản thông báo đến Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang đề nghị xác định nguyên nhân và triển khai biện pháp khắc phục phù hợp.

 
Như vậy, theo hệ thống giám sát quốc gia này, chỉ phát hiện 2-4/250 mẫu trong tháng 1-2/2012 có chất hạn chế vượt quá mức cho phép; và 7/450 mẫu trong tháng 3/2012 có chất hạn chế vượt quá mức cho phép và chất cấm.
 
Và cách xử lý chung đối với những trường hợp này là cơ quan chức năng khuyến cáo các doanh nghiệp khác hạn chế xuất khẩu; không thu mua, sơ chế, chế biến nguyên liệu có nguồn gốc từ cơ sở nuôi phát hiện dư lượng. Trong trường hợp đã thu mua, sơ chế, chế biến cần cô lập lô hàng và lấy mẫu gửi Phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định để kiểm tra tăng cường chỉ tiêu bị phát hiện tương ứng (Sulfadimidine và Sulfadiazine; Enrofloxacin; Praziquantel), chỉ giải phóng lô hàng khi kết quả kiểm tra tăng cường đạt yêu cầu.
 

 

Ai “tích cực” cảnh báo thủy sản có chất cấm?


Tuy nhiên, trong khi tỉ lệ phát hiện mẫu thủy sản có nhiễm chất cấm, chất hạn chế trong nước chỉ đếm trên đầu ngón tay thì theo VASEP (Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) chỉ tính riêng tháng 3/2012, đã có19 lô thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo chất lượng khi XK sang 3 thị trường chính là Nhật Bản, EU và Mỹ (trước đó, trung bình là hơn 30 lô/tháng trong 2 tháng đầu năm). Cụ thể: 

 

- Theo Hệ thống Cảnh báo nhanh (RASFF) của EU, trong tháng 3/2012, EU chỉ cảnh báo 1 lô cá tra philê đông lạnh của Việt Nam XK sang Đức bị nhiễm khuẩn E.coli.

 

Số cảnh báo giảm so với 3 lô trong tháng 1 và 5 lô trong tháng 2/2012.

 

- Về cảnh báo của thị trường Mỹ đối với thủy sản NK từ Việt Nam, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), trong tháng 3/2012, Việt Nam nhận 12 cảnh báo vì có chứa tạp chất, chất hình thành trong quá trình phân hủy và không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong bao gói sản phẩm, chủ yếu là các lô hàng cá dũa (6 lô) và cá ngừ (3 lô).

 

Số cảnh báo này giảm so với 14 lô trong tháng 1 và 17 lô trong tháng 2/2012. Trong tháng 3/2012, tiếp tục không có lô cá ngừ nào bị cảnh báo nhiễm khuẩn Samonella.

 

- Tại thị trường Nhật Bản, theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lô thủy sản NK từ Việt Nam bị cảnh báo giảm còn 6 lô trong tháng 3/2012 so với 16 lô và 10 lô trong tháng 1 và 2/2012.

 

Kể từ tháng 6/2011, số lô thủy sản XK của Việt Nam bị Nhật cảnh báo luôn dao động từ 10 - 19 lô và vẫn giữ mức cao trong 2 tháng đầu năm 2012. Vì vậy, với 6 lô bị cảnh báo trong tháng 3, lần đầu tiên Việt Nam chịu cảnh báo ở mức thấp dưới 10 lô. Đáng chú ý, trong tháng 3 chỉ duy nhất có một lô tôm bị nhiễm Enrofloxacin so với 13 lô trong tháng 1 và 6 lô trong tháng 2. Đây là tín hiệu ban đầu đáng khích lệ đối với ngành thủy sản, đặc biệt là với XK tôm, sau một tháng chính thức cấm Enrofloxacin trong kinh doanh và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, chỉ có 3 lô nhiễm Coliform, 1 lô nhiễm Furazolidon và 1 lô nhiễm khí gây ngộ độc. Không có lô thủy sản nào nhiễm Trifluralin.
 
Như vậy, rõ ràng là khi hệ thống giám sát của Việt Nam "mạnh tay" hơn thì tỉ lệ phát hiện, cảnh báo của các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam cũng giảm xuống. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát các chất độc hại trong thủy sản cần phải tích cực vào cuộc hơn nữa để tạo ra 1 thị trường thủy sản lành mạnh cả trong và ngoài nước.
 
Trần Phương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm