6 nhóm chấn thương thể thao và cách khắc phục hiệu quả
(Dân trí) - Chấn thương thể thao là tình trạng tổn thương ở một hoặc nhiều bộ phận xảy ra trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu thể thao, cần được xử trí kịp thời và đúng cách.
Bất kỳ ai chơi thể thao cũng đều có nguy cơ gặp chấn thương. Nguyên nhân chủ yếu do không khởi động hoặc khởi động không kỹ, thực hiện sai kỹ thuật, vận động mạnh hoặc luyện tập quá sức.
Các loại chấn thương thường gặp trong thể thao
Bác sĩ Eric Balderree (Chuyên khoa Thần kinh cột sống, Phòng khám ACC - Thành viên tập đoàn FV) cho biết những chấn thương thể thao thường gặp như:
- Căng cơ: Đây là tình trạng các cơ bị kéo giãn quá mức, chủ yếu ở cơ đùi sau, cơ bắp chân, cơ háng, cơ tứ đầu, cơ lưng và cơ vai…
- Bong gân: Đây là tình trạng dây chằng bị giãn hoặc bị rách do té ngã hoặc trượt chân. Thực tế, bong gân mắt cá chân là trường hợp dễ gặp nhất.
- Chấn thương đầu gối: Phổ biến là tình trạng rách sụn chêm, tổn thương dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau.
- Gãy xương: Xương có thể gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh do có lực tác động mạnh và đột ngột từ bên ngoài.
- Viêm gân gót chân: Gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, làm tổn thương vùng gót chân.
- Chấn thương vai: Các vận động viên chuyên nghiệp thường gặp tình trạng sai khớp vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, tổn thương sụn viền khớp vai…
Hướng dẫn cách sơ cứu ban đầu
Đối với chấn thương phần mềm cấp tính (bong gân, bầm tím, căng cơ, giãn dây chằng...) cần được sơ cứu càng sớm càng tốt, đặc biệt trong 72 giờ đầu với phương pháp R.I.C.E:
R - Rest (Nghỉ ngơi): Hạn chế vận động ở vùng chấn thương.
I - Ice (Chườm lạnh): Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng trong khoảng 48-72 giờ sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh nên kéo dài 15-20 phút, thời gian nghỉ giữa các lần 30-60 phút.
C - Compress (Băng ép): Dùng các băng nẹp thông dụng để cố định vùng chấn thương, nên thực hiện xen kẽ giữa các đợt chườm lạnh.
E - Elevate (Kê cao): Hãy kê cao phần chi bị thương để làm tăng hồi lưu máu tĩnh mạch, giúp giảm sưng và viêm.
Sau khi thực hiện phương pháp trên, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám sớm để đánh giá mức độ tổn thương và có hướng xử trí tối ưu.
Đặc biệt đối với chấn thương gãy xương, người bệnh cần được nẹp cố định ổ gãy ngay lập tức và nhờ người đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Giải pháp mới trong điều trị chấn thương thể thao
Sau khi sơ cứu chấn thương, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc thoa để giảm đau. Với những trường hợp gãy xương phức tạp hơn hoặc đứt dây chằng khớp có thể cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.
Hiện nay trong y học thể thao có giải pháp mới là Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) với ưu thế an toàn, không xâm lấn. Bác sĩ sẽ nắn chỉnh các khớp xương và đốt sống sai lệch vào đúng vị trí, từ đó trả lại đúng cấu trúc và chức năng của các xương khớp như ban đầu, điều trị hiệu quả các cơn đau. Ngoài ra, Chiropractic còn giúp tối ưu hóa phản xạ thăng bằng, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, cải thiện sức bền và giảm các nguy cơ chấn thương sau này.
Phòng khám ACC tự hào là đơn vị ứng dụng Chiropractic đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép. Ngoài ra, liệu trình điều trị Chiropractic còn kết hợp song song với vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
"Chúng tôi áp dụng rất nhiều các phương thức điều trị khác nhau trong điều trị chấn thương thể thao. Đối với các vận động viên cần đảm bảo quá trình thi đấu, chúng tôi sẽ dùng băng dán cơ Rocktape để cố định khớp, giảm sưng viêm, giúp vận động viên có thể tiếp tục vận động. Ngoài ra, tia laser cường độ cao và sóng xung kích Shockwave cũng được sử dụng để giảm sưng viêm hiệu quả", bác sĩ Eric chia sẻ.
Với đội ngũ bác sĩ nước ngoài và thiết bị hiện đại, phòng khám ACC có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu điều trị chuyên sâu chấn thương thể thao cho vận động viên và người đam mê thể thao trong cả nước.
Phòng khám ACC - chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống
Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM. Tel: (028) 3939 3930.
Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, phường 11, quận 5, TPHCM. Tel: (028) 3838 3900.
Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888.
Chi nhánh 4: 112 - 116, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tel: (0236) 3878 880.
Website: https://acc.vn/