6 chứng bệnh văn phòng thường gặp

(Dân trí) - Làm việc theo cơ chế mở với tính “chuyên nghiệp hóa” ngày càng nghiêm khắc... vô hình chung đã tạo điều kiện để “chứng bệnh văn phòng” ngày càng phát triển.

1. Đau đầu “bệnh đô thị” ngày nghỉ

 

Triệu chứng: Đau đầu giật giật, cảm giác có gì đó gõ vào đầu, kèm theo hoa mắt.

 

Nguyên nhân: Chủ yếu là do làm việc bằng mắt quá tập trung (ngồi vi tính) thời gian lâu, ít được ngủ, áp lực công việc nặng nề.

 

Ngoài ra còn có thể do thế ngồi làm việc không đúng, ít thay đổi tư thế...

 

Phương pháp: Thả lỏng tinh thần và cơ thể, nhắm mắt một lúc hoặc ra ngoài vận động, làm một việc gì đó đơn giản như mở cửa sổ, nghe một chút nhạc nhẹ.

 

Khi đã bị đau đầu, không nên uống thuốc giảm đau tùy tiện vì cảm giác đỡ đau nhức sẽ mất đi chốc lát nhưng thực ra lại rất hại thần kinh, vấn đề cốt lõi vẫn không được giải quyết.

 

2. Phần vai và cổ đau nhừ

 

Triệu chứng: Cổ như cứng đơ ra, hai vai tê mỏi, tinh thần bứt rứt không ổn định.

 

Nguyên nhân: Do ít vận động, áp lực cơ bắp nặng, làm cho khí huyết không thông, các mao mạch trong cơ bắp bị tắc nghẽn hoặc bị ứ huyết.

 

Phương pháp: Khi thấy đau mỏi căng thẳng, tốt nhất là trước khi đi ngủ tắm qua bằng nước ấm làm chỗ đau ấm lên, khi làm việc không nên ngồi một tư thế quá lâu, không nên để cho hai vai bị hở lạnh.

 

3. Lưng đau

 

Triệu chứng: Lưng đau, có thể cả phù lên, dần cứng cột sống, khi bị nặng có thể không dời khỏi giường được.

 

Nguyên nhân: Nữ dễ bị đau lưng hơn nam, bởi vì cơ quan nội tạng nữ phức tạp hơn nên dễ sinh ra đau lưng.

 

Phương pháp: Khi cảm thấy hơi đau chỉ cần xoa bóp một lúc hoặc thư giãn một lúc là được. Nếu như bị nặng không nên dùng sức để xoa bóp mạnh, nên tắm nước ấm, hoặc dùng máy trị liệu chỗ đau cho máu lưu thông là được.

 

4. Mỏi mắt

 

Triệu chứng: Mắt nặng, đau, không nhìn rõ chữ nghĩa văn bản hoặc màn hình vi tính. Nếu người bị nặng còn có cảm giác buồn nôn.

 

Nguyên nhân: Do đeo kính không đúng số hoặc hoặc kính đổi màu lại làm việc lâu, ánh sáng văn phòng và ánh sáng màn ti vi quá lớn gây căng thẳng cho mắt. Ngoài ra còn có thể do mắt có tiền sử bệnh gì đó kết hợp với cường độ làm việc dễ sinh mỏi mắt.

 

Phương pháp: Không nên để mắt khô nên có ý thức chớp đều để tăng sự bài tiết nước mắt. Chọn một loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để bổ sung độ ẩm cho mắt.

 

5. Tứ chi tê dại

 

Triệu chứng: Tay chân có cảm giác đau và ít có cảm giác, nếu ở lâu trong phòng điều hòa tình hình càng nặng thêm.

 

Nguyên nhân: Do tư thế ngồi không đúng, cơ bắp bị căng cứng.

 

Phương pháp: Chú ý độ cao của bàn viết và ghế ngồi, điều chỉnh thế nào cho 2 tay được tự nhiên trên bàn làm việc.

 

Chân để tự nhiên thoải mái, tránh vắt chéo chân lâu gây sức ép cho hai chân. Mặt khác, chú ý không để chân tay bị gió lạnh thốc thẳng vào.

 

6. Viêm dạ dày mãn tính

 

Triệu chứng: Không có cảm giác muốn ăn, trước và sau khi ăn tự nhận thấy dạ dày nặng, khó chịu.

 

Nguyên nhân: Do áp lực nhiều, ít ngủ, ăn uống không điều độ, lúc nhiều lúc ít, lúc lại vội vàng.

 

Phương pháp: Uống một chút thuốc vừa độ về dạ dày và chú ý nghỉ ngơi. Chú ý nhất là chế độ ăn uống, không ăn vội vàng, ăn chậm nhai kỹ, ăn đủ dinh dưỡng, giảm bớt áp lực, tránh căng thẳng thần kinh, cai thuốc cai rượu.   

Phương Minh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm