4 hiểu lầm khi tắm sauna

(Dân trí) - Trung y cho rằng sauna có tác dụng đả thông kinh mạch, hoạt thông khí huyết, làm cho tinh thần vui vẻ , sảng khoái... nhưng liệu bạn có biết cách tắm sauna?

 
4 hiểu lầm khi tắm sauna - 1


1. Không phải nước nóng là được gọi là “ sauna”

 

Tắm sauna không có nghĩa rằng cứ nước nóng là có tác dụng bảo vệ sức khỏe. Theo “Tiêu chuẩn phân loại khoáng chất y học trị liệu”của Trung quốc quy định rõ, nước ấm hàm chứa chất khoáng ở nồng độ nhất định (mỗi lít nước chứa trên 1g chất rắn hòa tan), hàm chứa khí thể đặc biệt (ví dụ như carbon dioxide, sulfua hiđrô, radon, vv),  đồng thời hàm chứa thành phần hóa học nhất định (ví dụ như sắt, brom, flo…) thì mới có tác dụng vật lý trị liệu bảo vệ sức khỏe.

 

Một số nơi chỉ dùng nước tự nhiên đơn thuần cho sôi lên làm thành trung tâm sauna, những loại nước như thế này không có tác dụng bảo vệ sức khỏe, nhiều nhất chỉ có thể giảm bớt áp lực, giảm bớt mệt mỏi mà thôi.

 

Một số nơi dùng nước ở trên núi hoặc nước ngầm dưới đất, nguồn nước tự nhiên này có thể hàm chứa khoáng chất khá phong phú, có tác dụng bảo vệ sức khỏe nhất định, đương nhiên cũng cần phải phân tích thành phần và hàm lượng khoáng chất ở trong nước.

 

2. Tắm “ngâm”càng lâu, tác dụng trị liệu càng tốt?

 

Các chuyên gia cho biết, thời gian tắm sauna không nên quá dài, thời gian “ngâm” dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiệt độ của nước.:

 

- Từ 34-36oC là bồn hơi nóng, có tác dụng khống chế thần kinh trung ương, có thể cân bằng tâm trạng;

 

- Bồn 37-38oC là bồn ấm, có thể giảm nhẹ co rút huyết quản, thúc đẩy tuần hoàn máu, tiêu trừ căng thẳng, mệt mỏi cho da;

 

- Bồn 39-42oC là bồn nhiệt độ cao, có thể cải thiện tuần hoàn máu, đẩy mạnh sự trao đổi chất.

 

Thời gian “ngâm” tốt nhất là 10-20 phút/lần, hoặc nếu là bồn 34-36oC  thì có thể lâu hơn một chút, không nên “ngâm” quá lâu.

 

Do thành phần khoáng chất không giống nhau, thời gian “ngâm” dài hay ngắn cũng khác nhau. Nếu thành phần chủ yếu của nước là cacbonat, nên ngăn chặn hấp thụ quá nhiều khí cacbonat, gây ra phản ứng không tốt, vì vậy nên cách ngày tắm một lần hoặc tắm hai ngày liền thì nên nghỉ một ngày, mỗi lần tắm khoảng 8-15 phút.

 

3. Không phải cứ bị cảm “ngâm” sauna là khỏi

 

Rất nhiều người cho rằng, nếu bị cảm thì nên đi sauna để lợi dụng nguồn nước ấm, giúp đánh đuổi cảm, điều này có đúng như thế không?

 

Nếu triệu chứng của cảm là nghẽn mũi, chảy nước mũi,  chán ăn, đầy bụng, dễ no bụng vân vân, thì “ngâm” sauna đích thực có tác dụng phục hồi nhất định. Nhưng những người co khí yếu, vận động hay thở dốc, dễ mệt mỏi, thiếu lực, thiếu khí thì không thích hợp tắm sauna.

 

Tắm sauna cũng có nước lạnh và nóng thay thế nhau, nhưng nếu tắm nước nóng sau đó lại ngâm nước lạnh thì tuyệt đối không tốt đối với người bị có vấn đề về tim mạch, đặc biệt là khi nhiệt độ quá chênh lệch. Cách tắm như thế sẽ gây ra cảm cúm cho người có thể chất yếu.Ngoài ra, phương pháp này dễ làm cho huyết mạch cơ thể đột nhiên khuếch trương hoặc thu co, những người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành và bệnh huyết quản tim nên cẩn thận khi tắm.

 

4. Tắm sauna sau uống rượu dễ bị ngất

 

Có người có thói quen sau khi uống rượu vào “ngâm” sauna cho tỉnh rượu, nhưng cách này rất phản khoa học, bởi vì tác dụng nóng ấm của nước khoáng sẽ làm cho tim đập nhanh, huyết quản tăng cao, tim gánh vác quá nặng. Khi đột ngột  đứng dậy, tuần hoàn máu não bị suy giảm, dễ gây ra hoa mắt và té xỉu.

 

Sau khi ăn no cũng tồn tại vấn đề như thế. Độ nóng của bồn sauna sẽ kích thích máu không ngừng tập trung trên da, khống chế khả năng hấp thụ tiêu hóa của cơ thể, khống chế thần kinh TƯ. Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị không nên “ngâm” sauna trước khi ăn 30 phút và sau bữa ăn 1 tiếng.

 

Ngoài ra, khi “ngâm” sauna thì đồng thời nên uống nhiều nước, bổ sung thêm lượng nước mất đi của cơ thể, phòng chống dịch thể bị “ngâm” quá đọ gây ra mất nước.

 

Dương Hằng

Theo xinhuanet