1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

20% thai phụ có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ tại Việt Nam

Chín tháng thai kỳ là khoảng thời gian tuyệt đẹp với những cảm xúc hồi hộp, mong chờ được gặp bé yêu của mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn nhiều áp lực. Mẹ bầu sẽ phải đối diện với những băn khoăn khác nhau. Trong số đó, mẹ bầu còn thấp thoáng nỗi lo đối mặt với đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) - tình trạng mà hiện có đến 20% mẹ bầu tại Việt Nam mắc phải.

20% thai phụ có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ tại Việt Nam - 1

Tình hình ĐTĐTK tại Việt Nam: Không phải mẹ bầu nào cũng biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐTK cả trên thế giới lẫn tại Việt Nam đều tăng nhanh. Trung bình có 16% mẹ bầu trên thế giới mắc ĐTĐTK. Tại Việt Nam, con số này còn cao hơn, đến 20% (tức trung bình cứ 5 thai phụ thì có 1 người mắc ĐTĐTK).

Phổ biến là thế, nhưng với các mẹ bầu tại Việt Nam, đây là một khái niệm ít được biết đến. Khá nhiều mẹ bầu tự tin ĐTĐTK chỉ là tình trạng tạm thời và có thể tự khỏi sau khi bé chào đời nên “bỏ mặc”, mà không biết rằng nếu không được kiểm soát đúng cách, cả mẹ lẫn bé đều có thể gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn.

Ngược lại, một số mẹ khác lại lo lắng thái quá khi nhận được kết quả xét nghiệm và phát hiện mình mắc ĐTĐTK. Các mẹ này trở nên hoang mang, cố gắng kiêng cữ quá mức như giảm ăn khiến không đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc bệnh viện Hùng Vương cho biết: Mẹ bầu không cần lo lắng thái quá, vì ĐTĐTK có thể được kiểm soát tốt nếu điều chỉnh về lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng không nên “thấy dễ” mà lơ là với vấn đề này, vì nếu không điều chỉnh, phòng ngừa từ ban đầu thì ĐTĐTK có thể gây ra những hậu quả mang tính lâu dài cho cả mẹ và em bé.

Quản lý dinh dưỡng: yếu tố căn bản cần được quan tâm trong kiểm soát ĐTĐTK

Trong những việc cần điều chỉnh nhằm phòng ngừa và kiểm soát tốt ĐTĐTK thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hơn cả. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho người ĐTĐTK cần đáp ứng đúng và đủ các nguyên tắc sau: ổn định đường huyết, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, hạn chế biến chứng đặc biệt là các biến chứng liên quan đến tim mạch.

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc bệnh viện Hùng Vương cho biết: Nguyên tắc chung là mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho đường huyết ở mức 5,7 - 6,1mmol/l. Với các thai phụ, năng lượng nhu cầu hàng ngày trung bình chỉ cần đáp ứng 1.800 - 2.500 calo, trong khẩu phần ăn cần giảm mỡ, giảm bột và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay để quá đói.

Mẹ bầu cũng cần hiểu rõ về khái niệm GI - Glycaemic Index. Đây là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Ngược lại, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định.

Lần đầu tiên, Abbott và Bộ Y tế ký Biên bản Ghi nhớ triển khai chương trình “Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ” tại Việt Nam

Bên cạnh việc nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt như một giải pháp song hành cùng các mẹ bầu ứng phó với ĐTĐTK, mới đây, để hỗ trợ tốt nhất cùng các bà mẹ, giải quyết tình trạng ĐTĐTK ngày càng gia tăng ở phụ nữ Việt Nam, Abbott đã cùng Bộ Y tế ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) triển khai chương trình “Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ, góp phần phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam” với mục tiêu nâng cao nhận thức về ĐTĐTK và quản lý bệnh một cách có hệ thống.

Đây là lần đầu tiên thuật ngữ ĐTĐTK được phổ biến rộng rãi đến các bà mẹ, trong một dự án cấp quốc gia mang tính tiên phong về ĐTĐTK. Đồng thời, dự án cũng là bước tiến mới trong mối quan hệ bền vững và tốt đẹp giữa Bộ Y tế và Abbott trong việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em Việt Nam.

Cùng với dự án này, Abbott muốn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe phụ nữ mang thai và thế hệ tương lai, tiếp tục hiện thực hóa cam kết lâu dài của Abbott vì sức khỏe người Việt, hướng tới xây dựng một cuộc sống trọn vẹn hơn bắt đầu từ sức khỏe.

Ngọc Hà