1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Buộc Facebook, Google đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam: "Không trái với WTO"

(Dân trí) - Trước thắc mắc về quy định các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google phải đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam gây trở ngại cho kinh doanh, thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an khẳng định: Quy định này không trái với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tại Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10/2018 vừa diễn ra chiều tối nay (3/11), Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết phải đảm bảo song song giữa an ninh, chủ quyền với tự do kinh doanh của doanh nghiệp khi đưa ra các quy định tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ ban hành.

Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google... đặt văn phòng, máy chủ tại Việt Nam tương tự như nhiều nước lớn đã và đang làm.
Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google... đặt văn phòng, máy chủ tại Việt Nam tương tự như nhiều nước lớn đã và đang làm.

Trước đó, báo giới đặt vấn đề về tính hợp lý, hợp pháp và tiến bộ trong tại Dự thảo Nghị định nói trên khi yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ, phần mềm thương mại xuyên biên giới phải bắt buộc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, yêu cầu các thông tin về thân nhân người sử dụng phần mềm dữ liệu tại Việt Nam phải được nhà mạng cung cấp cho cơ quan chức năng có thể bị sử dụng trái mục đích. Việc này sẽ gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động kinh doanh của Facebook, Youtube, Google hoặc Instagram...

Thiếu tướng Lương Tam Quang, khẳng định: Về yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ thương mại xuyên biên giới đăt văn phòng, trụ sở tại nước có người sử dụng không chỉ có Việt Nam mà trên thế giới có 8 nước có quy định.

Cụ thể Mỹ, Nga, Đức, Bungary, Brazil mới đây là EU. Ông Quang khẳng định, yêu cầu đặt văn phòng đại diện tại nước sở tại hiện phù hợp với khả năng doanh nghiệp.

Ông này dẫn việc Google đã đặt 70 văn phòng đại diện trên thế giới, Facebook đã đặt 80 văn phòng đại diện trên thế giới, tại Đông Nam Á Facebook cũng đặt văn phòng đại diện tại Singapore và Malaysia.

Về pháp luật thương mại, đại diện Bộ Công an khẳng định, các chi tiết hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng của Dự thảo Nghị định phù hợp Luật Thương mại 2015, Luật Cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu các hãng dịch vụ công nghệ và dịch vụ giá trị gia tăng có sinh lợi tại Việt Nam phải có văn phòng đại diện chính thức ở Việt Nam không trái với các cam kết về tự do hoá và thương mại toàn cầu mà Việt Nam tham gia sân chơi của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các quy định của các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết như EVFTA FTA Việt Nam với lEU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ông Quang nói: "Dự thảo Luật quản lý thuế (sửa đổi), Bộ Tài chính cũng đề nghị các doanh nghiệp như Google, Facebook phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. "Quy định trên không trái cam kết quốc tế gồm các điều ước liên quan WTO, CPTPP, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới sở hữu trí tuệ..."

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng: Với tính chất và tác động sâu rộng của Luật An ninh mạng, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an dành thời gian lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật An ninh mạng trong vòng 60 ngày.

Bộ trưởng Dũng cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, Bộ Công an đang xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn trình Chính phủ thông qua.

"Đây là việc làm cần thiết, nằm trong tổng thể các vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đảm bảo an ninh mạng nhưng vẫn phải đảm bảo môi trường tốt để thu hút đầu tư, tự do kinh doanh của doanh nghiệp", Bộ trưởng Dũng nói.

Nguyễn Tuyền

Buộc Facebook, Google đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam: "Không trái với WTO" - 2