Thành phố Huế:
Nhọc nhằn nghề phu xe đạp thồ tại Huế
(Dân trí) - Ít có chỗ nào tại Việt Nam lại còn nhiều xe đạp thồ đến thế. Nó là phương tiện mưu sinh cho nhiều thế hệ từ xưa đến nay. Để gắn bó với xe đạp thồ trong thời đại “xe máy, ô tô” rất nhọc nhằn, nhưng ít người lại khó bỏ!
ļembed quality="high" bgcolor="#000000" flashvars="videotag=true&autostart=false&titlevid=Nhọc nhằn nghề phu xe đạp thồ tại Huế " wmode="opaque" allowfullscreen="true" allowscriptaccess="always" name="" id="2f4407272ıfc42a0b6501510c499e863" style="" src="http://cache.hosting.vcmedia.vn/?key=&pname=dantri.swf&img=http://video-thumbs.vcmedia.vn/dantri/HvrZZiM2C5QLR4u67tfRkw/2014/08/09/chinh2-963fe.jpg" type="application/x-shockwavť-flash" height="334" width="450">
Xã hội càng pháŴ triển, con người càng tạo ra cho mình nhiều phương tiện đi lại hiện đại hơn. Nếu như ở nhiều nơi, chiếc xe đạp đã nhường lại cho nhiều chiếc Honda tối tân, thì ở chợ Đông Ba (TP Huế) lại tập trung nhiều nhất những chiếc xe đạp thồ tưởng chừng như đã lᷗi thời ấy. Nó vẫn là phương tiện mưu sinh của nhiều người. Người ta gọi người đạp xe đó là những phu xe đạp thồ.
Từ sáng sớm, họ đã có mặt trước cổng chợ để kiếm cơm. Nghe có vẻ nghịch lý khi các phu xe này đa phần đã trên 50 tuổi, đã về hưu hoặc lao động nghèo khôngĠcó công việc nào khác buộc phải bám trụ với những chiếc xe cũ kỹ ấy. Với tính chất công việc nặng nhọc, thì để kiếm được đồng tiền không phải là việc dễ dàng. Hiện nay ở chợ Đông Ba có khoảng 30 xe đạp thồ do nghiệp đoàn xe thồ, xích lô chợ Đông Ba quᶣn lý, chủ yếu chở hàng hóa trong chợ. Ngoài ra còn có 10- 15 xe ngoài luồng không có bãi đỗ cố định.
Với sự tham gia của ngày càng nhiều những xe máy ôm nhanh và tiến lợi hơn, đồng thời với những người có điều kiện không mấy khi họ lựa chọn phương tiện này để di chuyển. Xe đạp thồ giờ chỉ còn phù hợp cho ţác mệ, các o nhà gần, đồ đạc lỉnh kỉnh nhưng “mỏng ví” lựa chọn.
Các phu xe không hề nề hà bất cứ việc gì. Ai thuê gì họ chở gì họ cũng chợ, từ chở người, hàng hóa. cho tới đưa hoa tang. Với quãng đường dưới 3km mỗi chuyến họ nhận được 3-5 ngàn tiền công. Xa như An Cựu, Tây Lộc thì giá từ 10-15 ngàn. Do vậy ŭà thu nhập của họ chỉ vài ba chục, gặp khi vắng chợ có khi không được đồng nào.
Thu nhập thấp, có khi không đủ ăn nhưng ngày ngày họ vẫn cần mẫn theo vòng quay của những chiếc xe đạp thồ để mưu sinh. Bởi lẽ không phải ai trong số họ cũng có đủ ti᷁n để chuyển sang 1 chiếc Honda mới, và thói quen đạp xe thồ như đã đi vào máu huyết của họ.
Vất vả, cực nhọc nhưng với những phu xe đạp thồ ấy, họ vẫn sẽ đạp chừng nào còn đủ sức. Và với họ, chỉ cần có khách, có hàng để chở nghĩa là có thu nhập cho gia đình. Thế là họ vui!
Hoàng Diệu – Đ.Dương