1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Phú Thọ:

Mô hình tưới tiết kiệm trên vùng đất thường xuyên khô hạn

Tỉnh Phú Thọ đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 1.000 ha đất vàn cao hay bị khô hạn theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước (tưới tiết kiệm), giảm phát thải và thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), Phú Thọ đã được chuyển giao và đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất vàn cao hạn theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, giảm phác thải và thích nghi BĐKH theo mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng biến đổi khí hậu (climate smart agriculture – CSA).

Lãnh đạo ban ngành của tỉnh Phú Thọ thăm mô hình chè kinh doanh tại địa phương.
Lãnh đạo ban ngành của tỉnh Phú Thọ thăm mô hình chè kinh doanh tại địa phương.

Đất thường xuyên khô hạn, năng xuất cây trồng bấp bênh

Tại tỉnh Phú Thọ có khoảng gần 1.000 ha đất vàn cao hay bị khô hạn (trong đó có 142 ha thường xuyên gặp hạn hán). Tại diện tích này, người dân vẫn trồng các cây trồng cạn với các hệ thống chính độc canh cây ngô 2 vụ/năm; đa dạng các cây rau và cây họ đậu trong năm.

Tuy nhiên, các kỹ thuật canh tác bền vững (ICM, IPM) chưa được áp dụng; Đa dạng sản phẩm chưa cao (hiện chủ yếu là 2 vụ ngô, năng suất trung bình 3,77 tấn/ha/vụ) và lợi nhuận kinh tế còn thấp (lãi thuần 30 - 32 triệu đồng/ha/năm); Năng suất cây trồng còn thấp và chưa ổn định nhất là vào mùa khô, vì thế nông dân thường bỏ đất trống vào mùa khô hạn, không canh tác.

Ngoài ra, tại diện tích đất vàn cao nói trên chưa có bộ giống đa dạng các cây trồng cạn để thích hợp với điều kiện địa phương, chưa có hệ thống tưới tiêu và kỹ thuật tưới, chăm sóc cây phù hợp á dụng trong điều kiện cụ thể của địa phương; Chưa liên kết được với thị trường, mặc dù các điều kiện về giao thông, đi lại rất thuận lợi, Phú Thọ cách Hà Nội không xa.

Để khắc phục những vấn đề nói trên, ông Trần Tú Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông tỉnh Phú Thọ cho biết: Kế hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để ra mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa thông qua việc tổ chức nông dân, cải thiện và phát triển các hệ thống canh tác sử dụng linh hoạt và hiệu quả nguồn nước và đất canh tác, tăng cường cơ giới hóa, tăng cường ứng dụng các thực hành bền vững nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giảm phát thải và các tác động xấu tới môi trường, tăng khả năng thích ứng.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên đất vàn cao

Mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng trên diện tích đất vàn cao.
Mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng trên diện tích đất vàn cao.

Để thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế mà ông Tú Anh nói ở trên, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đang áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiện đại từ Dự án WB7 nói trên như: Xây dựng hệ thống CSA (50 ha) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất vàn cao hạn theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải và thích nghi BĐKH.

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã xác định được cơ cấu cây trồng thích hợp cho 3 vụ chuyên màu phù hợp cho từng khu ruộng. Cơ cấu chính sẽ là cây họ đậu vụ xuân (lạc, đậu tương) + ngô, lạc hè thu + ngô đông, đậu tương hoặc rau vụ đông.

Xác định giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ thích hợp cho mỗi điểm cụ thể (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số giống cây trồng khác nhau); Xây dựng và hoàn thiện các kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững cho các cây trồng trong điều kiện cụ thể của điểm lựa chọn (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số kỹ thuật, qui trình kỹ thuật tưới nước và phân bón ... khác nhau).

Xây dựng qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch; Phát triển chuỗi giá trị cho các sản phẩm chính và phát triển liên kết bốn nhà; Xác định các đơn vị đối tác chính tham gia chuỗi giá trị và tham gia liên kết 4 nhà; Xây dựng kỹ thuật xử lý thân, xác cây trồng và sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón.

Hỗ trợ sản xuất hoặc cung ứng cây/hạt giống chất lượng của các cây đối tượng cây trồng tại điểm mô hình; Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (bờ thửa, hệ thống tưới...); Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất; Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phụ vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch;

Tổ chức nông dân sản xuất theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu lớn; Tổ chức tập huấn cho nông dân, các buổi tham quan đồng ruống để thảo luận hướng tới mở rộng ứng dụng các thực hành bền vững.

Ông Trần Tú Anh thông tin thêm, sau khi áp dụng những phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện đại nói trên, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ còn tiếp tục triển khai tăng cường năng lực cung cấp các dịch vụ nông nghiệp nhằm thúc đẩy việc nhân rộng các thực hành và các hệ thống CSA; Hỗ trợ mở rộng ứng dụng các thực hành bền vững.

Thực hiện điều tra cơ bản khi bắt đầu triển khai và khi kết thúc dự án để đánh giá các kết quả đầu ra của dự án trong tỉnh (so sánh các chỉ số trước và sau dự án); Đánh giá hiệu quả tới tăng/giảm phát thải, lợi ích kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, tác động môi trường khác của các hệ thống và các thực hành CSA.

Tổ chức hội thảo để các bên liên quan thảo luận, đánh giá các hệ thống CSA và các hoạt động, rút ​​bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị phục vụ phát triển CSA.

“Trong quá trình triển khai các biện pháp kỹ thuật hiện đại từ Dự án WB7, thì cái khó khăn ở địa phương là vấn đề gom đất. Tuy nhiên, chúng tôi vừa làm vừa nghiên cứu thêm và đang thực hiện một cách dần dần, từng bước. Nói chung mô hình này mà áp dụng thành công tại tỉnh Phú Thọ sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển” – ông Tú Anh nói.

IPM (Integrated Pests Management) - Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

ICM (Integrated Crop Management) - Quản lý Cây trồng Tổng hợp. Nếu trước đây có các biện pháp Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM) và Quản lý Dinh dưỡng Tổng hợp (INM) thì hình thức ICM chính là sự kết hợp hài hòa của các biện pháp này.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm