1. Dòng sự kiện:
  2. Đại án Vạn Thịnh Phát

Đề xuất siết quy định quản lý tử tù

(Dân trí) - Khu vực buồng giam ngư­ời bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày. Nếu tử tù có biểu hiện tự sát, chống phá hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm.

Theo dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam đang được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, cơ sở giam, giữ phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình. Buồng giam người bị kết án tử hình phải đ­ược xây dựng kiên cố (theo mẫu thống nhất), có đủ ánh sáng bảo vệ, có cùm chân và đư­ợc trang bị phư­ơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.  

“Khu vực, buồng giam ngư­ời bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày; nếu ngư­ời bị kết án tử hình là nữ thì phải bố trí cán bộ quản giáo nữ phụ trách. Trư­ờng hợp ngư­ời bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ). Trường hợp bị cùm chân mỗi tuần thì được đổi chân cùm ít nhất một lần; mỗi ngày đư­ợc mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá mư­ời lăm phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân. Trước khi mở cùm chân phải đư­ợc sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam, giữ; khi cán bộ quản giáo mở cùm chân phải có cán bộ hoặc chiến sĩ vũ trang bảo vệ giám sát chặt chẽ” - dự thảo luật thể hiện.

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Dự thảo quy định mọi sinh hoạt của ngư­ời bị kết án tử hình đều đư­ợc thực hiện trong buồng giam. Tr­ường hợp ngư­ời bị kết án tử hình tuyệt thực, cơ sở giam, giữ phải lập biên bản, làm rõ nguyên nhân, lý do tuyệt thực và thông báo cho cơ quan điều tra, VKSND và TAND cấp tỉnh, cơ quan điều tra, VKSND và TAND cấp quân khu nơi cơ sở giam, giữ đóng để phối hợp giải quyết.

Thủ trưởng cơ sở giam, giữ phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời ngư­ời bị kết án tử hình trốn hoặc tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác. Hàng ngày, cán bộ quản giáo phải kiểm tra ngư­ời và buồng giam; kiểm tra móng cùm người bị kết án tử hình để kịp thời phát hiện, thu giữ những vật cấm đư­a vào buồng giam. Phải có sổ theo dõi, kiểm tra người, buồng giam, móng cùm chân, việc mở, đóng cửa buồng giam ngư­ời bị kết án tử hình; trong sổ theo dõi phải ghi rõ tình trạng buồng giam, cùm, khoá, ngày, giờ, lý do thực hiện các công việc, ng­ười thực hiện; tình trạng sức khoẻ, biểu hiện tâm lý, diễn biến t­ư tưởng của ngư­ời bị kết án tử hình và những vấn đề khác có liên quan…

Ngư­ời bị kết án tử hình đ­ược gặp thân nhân gồm: ông bà (nội, ngoại), bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi hợp pháp, bố mẹ vợ (hoặc chồng), anh chị em ruột, vợ (hoặc chồng), con dâu, con rể, con đẻ, con nuôi hợp pháp. Ngư­ời bị kết án tử hình được gặp không quá 5 ngư­ời là thân nhân trong mỗi lần gặp. Số lần ngư­ời bị kết án tử hình đư­ợc gặp thân nhân tuỳ thuộc vào điều kiện của cơ sở giam, giữ và do thủ trưởng cơ sở giam, giữ quyết định, như­ng mỗi tháng không quá 1 lần, mỗi lần không quá 1 giờ. Khi thân nhân đến thăm gặp ngư­ời bị kết án tử hình phải có sổ thăm gặp do cơ sở giam, giữ cấp hoặc đơn đề nghị được thăm gặp phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú, hoặc cơ quan, đơn vị nơi làm việc, giấy CMND hoặc giấy tờ tuỳ thân khác.

Trường hợp thân nhân người bị kết án tử hình là người nước ngoài khi thăm gặp phải có đơn đề nghị bằng tiếng Việt và được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở giam, giữ; trường hợp đơn viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt được xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nơi người đó làm việc.

Trong thời gian gặp thân nhân, ngư­ời bị kết án tử hình không đư­ợc trực tiếp nhận quà, tiền hoặc các đồ vật khác; không đư­ợc ăn uống, hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích tại buồng thăm gặp. Ngư­ời bị kết án tử hình phải bị cùm một chân và  phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ cơ sở giam, giữ trong suốt quá trình gặp thân nhân.

Dự thảo luật cũng đưa ra những quy định đảm bảo quyền lợi của người bị kết án tử hình. Theo đó, cơ sở giam, giữ phải bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, quyền kháng cáo, quyền xin ân giảm án tử hình của ngư­ời bị kết án tử hình theo đúng quy định của pháp luật.

Trư­ờng hợp ngư­ời bị kết án tử hình có quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân, thủ trưởng cơ sở giam, giữ phải chuyển ngay ngư­ời đó ra khỏi khu giam ngư­ời bị kết án tử hình đến khu giam người có án phạt tù đã có quyết định thi hành án phạt tù chờ đư­a đi chấp hành án. Nếu người bị kết án tử hình có bản án của tòa phúc thẩm xử giảm án xuống tù chung thân hoặc hủy án để điều tra lại vụ án thì thủ trưởng cơ sở giam, giữ phải chuyển ngay người đó ra khỏi khu vực giam ngư­ời bị kết án tử hình đến giam ở khu vực tạm giam.

Khi người bị kết án tử hình có đủ điều kiện được ân giảm, chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân theo quy định của Bộ luật hình sự thì thủ trưởng cơ sở giam, giữ phải thông báo ngay bằng văn bản cho chánh án toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án biết để giải quyết theo thẩm quyền.    

Thế Kha