Chiến công "đặc biệt" của tổ công tác Y2/141
Đặc biệt ở đây không phải vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc mà là vì tính nhân văn và sự mẫu mực của người chiến sĩ CAND.
Tối ngày 9/3/2013, khi đang làm nhiệm vụ tại nút giao thông cầu Hà Đông, tổ công tác Y2/141 do Thiếu tá CSGT Phạm Anh Tuấn chỉ huy đã xử lý một vụ viêc hết sức đặc biệt.
Tại đây, thanh niên này nhanh chóng khai nhận là mình vừa đi ăn trộm về. Khi được hỏi trộm ở đâu thì đối tượng khai là trộm ở điểm dán vé xe bus gần công viên Nghĩa Đô. Quả thực, khi kiểm tra túi nilon đối tượng xách theo, tổ công tác phát hiện khoảng gần 100 chiếc vé xe bus được làm mới cùng nhiều thứ đồ lặt vặt khác.
Trước thái độ thành khẩn của đối tượng, cùng với tang vật "đặc biệt" thu được, Thiếu tá Phạm Anh Tuấn đặt ra nghi vấn rằng nếu đã trộm cắp thì sao không trộm những thứ đồ có giá trị. Tiếp tục đấu tranh, đối tượng khai rằng mình đã bỏ nhà đi 4 ngày hôm nay mà không có gì ăn nên đành làm liều mò vào trạm dán vé xe bus để trộm đồ ăn nhưng không có.
Đối tượng cũng khai tên là Trần Hải Đức, sinh năm 1995, quê ở Ứng Hòa, Hà Nội và bị các bác ở nhà đuổi đi vì "không thương". Ngoài ra, Đức còn cho biết bố mình là con nghiện và đã bị đưa vào trại còn mẹ thì bỏ đi từ khi còn nhỏ. Vừa nói, Đức lại đưa tay gạt nước mắt và liên tục lẩm bẩm "các chú cho con xin, chỉ vì con đói không chịu được nên mới làm như vậy".
Sau đó, tổ công tác đã cử người đi mua bánh mỳ, nước lọc để Đức ăn cho đỡ đói nhưng phần vì quá mệt, phần vì sợ nên Đức cứ vừa ăn vừa khóc. Trao đổi với PV, Thiếu tá Phạm Anh Tuấn nói "Xét về mặt lương tâm, chúng tôi chỉ muốn phạt cảnh cáo Đức nhưng thử hỏi nếu để Đức tiếp tục cuộc sống như vậy thì sẽ còn những chuyện gì xảy ra nữa?. Chính bởi vậy, chúng tôi sẽ bàn giao lại vụ việc để CA phường Văn Quán xử lý và đưa Đức vào trường giáo dưỡng rèn rũa."
Khi biết thông tin này, Đức mếu máo nói "con cảm ơn các chú!" rồi sau đó được các chiến sĩ của tổ công tác Y2/141 đưa về cơ quan CA trong sự ca ngợi của nhiều người dân chứng kiến. Vụ việc này một lần nữa cho thấy tính nhân văn, sự mẫu mực trong từng cử chỉ, hành động của người chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam.