Xe hybrid bốc cháy khi gặp nước mặn?

(Dân trí) - Trận siêu bão Sandy vừa qua đã đặt ra một nghi vấn: xe hybrid có nguy cơ tự bốc cháy nếu nước mặn xâm nhập hệ thống điện.

Theo tờ
(Ảnh: Jalopnik)
 
Theo tờ Los Angeles Times của Mỹ, hôm 29/10, đã có 16 chiếc xe hybrid sạc điện Fisker Karma trị giá khoảng 100.000 USD/ chiếc ở khu vực cảng Newark, tiểu bang New Jersey cháy đen sau khi bị nước biển tràn vào.

 

Cũng trong trận bão Sandy, 3 chiếc Toyota Prius, trong đó có một chiếc xe hybrid truyền thống và một chiếc là xe hybrid sạc điện, đã bị hư hỏng do cháy, cũng ở khu vực cảng Newark.

 

Toyota đã xác nhận sự việc. “Một chiếc Prius bị thiêu rụi, còn những chiếc kia thì cháy âm ỉ và rất nóng,” bà Cindy Knight, một người phát ngôn của Toyota trả lời tờ New York Times. Bà này cũng cho biết, lửa bùng lên có thể là do nước mặn xâm nhập hệ thống điện. Chiếc Prius bị thiêu rụi là xe hybrid sạc điện.

 

Tại thời điểm bão Sandy đổ bộ, có 4.000 chiếc xe Toyota nằm tại cảng Newark, trong đó có 2.128 chiếc là xe hybrid truyền thống hoặc hybrid sạc điện.

 

Về các trường hợp cháy xe Fisker Karma, một kỹ sư vận tải giải thích với phóng viên New York Times rằng, dù cho lithium có bắt lửa khi bị ngập nước thì cũng không thể nói rằng đó là nguyên nhân gây cháy, vì lithium được hàn kín bên trong bộ pin.

 

“Việc những chiếc xe này sử dụng bộ pin cỡ lớn không liên quan gì tới sự cố cháy xe. bất kỳ hệ thống điện nào cũng có thể bị đoản mạch và gây cháy,” kỹ sư này cho biết.
 
Nhật Minh
16 chiếc Fisker Karma cháy đen sau khi bị nước biển tấn công ở New Jersey (Ảnh: Jalopnik) 
 
Nhật Minh
 

Trả lời phỏng vấn của tờ New York Times, ông Russell Datz, một người phát ngôn của Fisker, nói: “Chúng tôi cho rằng việc xe bị ngâm trong nước biển có thể là nguyên nhân gây cháy.” Công ty cũng cho biết khi xảy ra cháy, xe không cắm sạc và không có ai bị thương.

 

Theo những bức ảnh chụp hiện trường đăng trên trang Jalopnik, những chiếc Fisker đậu khá sát nhau, nên khi một chiếc cháy thì lửa có thể nhanh chóng lan sang những chiếc khác. Xe được làm bằng nhôm, kim loại có điểm nóng chảy thấp hơn thép, và các chuyên gia cho rằng đó tiếp xúc với nước biển sẽ là vấn đề lớn, vì nước mặn có độ ăn mòn và dẫn điện cao.

 

Trong khi đó, ông Daniel Abraham của Phòng thí nghiệm quốc gia Argonn, một chuyên gia về pin lithium-ion giải thích rằng ngay với pin sạc AA, nếu dùng dây điện nối cực âm với cực dương sẽ gây ra hiện tượng đoản mạch và toả nhiệt lượng lớn. Trong trường hợp này, nước biển có thể đóng vai trò giống như dây điện.
 

Ngày 5/11, sau khi điều tra kỹ lưỡng, với sự chứng kiến của đại diện Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), các kỹ sư của Fisker đã xác định rằng nguyên nhân cháy xe Karma là do xe bị ngâm trong 1,5 - 2,4m nước biển trong nhiều giờ liền khiến muối trong nước biển ăn mòn hệ thống kiểm soát VCM ở một chiếc Karma. VCM là trang bị tiêu chuẩn của nhiều loại xe, chứ không riêng xe hybrid, và vận hành bằng một bộ ắc quy 12V truyền thống của ô tô. Tình trạng ăn mòn gây hiện tượng đoản mạch, từ đó dẫn tới cháy và lửa lan sang các xe Karma bên cạnh. Fisker cũng cho biết, không hề xảy ra hiện tượng nổ. Theo kết luận của công ty, pin lithium-ion không phải là nguyên nhân hay thành tố gây cháy.

 

Nhật Minh