Dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy: Người dân đã nộp phí có được hoàn lại tiền?

Liên quan tới kiến nghị dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy của Bộ Giao thông Vận tải mới đây, ông Lê Hoàng Minh, Chánh văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương khẳng định, nếu dừng thu, Quỹ bảo trì cũng như Bộ Giao thông Vận tải sẽ có ý kiến để người nộp phí và cơ quan Nhà nước có sự đồng thuận, đảm bảo sự công bằng cho người dân.

Dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy: Người dân đã nộp phí có được hoàn lại tiền?

Chế tài chưa đủ mạnh là một trong những lý do khiến việc thu phí bảo trì đường bộ xe máy gặp khó khăn. (Ảnh: Người lao động)

Theo ông Minh, việc thu phí bảo trì đường bộ xe máy đang gặp nhiều khó khăn do chế tài chưa đủ mạnh và thiếu rõ ràng nên có hiện tượng người nộp, người không nộp.

Đặc biệt, mô hình thu của các địa phương chưa đồng bộ, có địa phương giao cho phường xã, có nơi giao cho thôn xóm. Việc này dẫn tới tình trạng càng xuống cấp thấp, ngay cả bản thân người đi thu phí cũng không nắm được chính sách của Nhà nước để phổ biến cho người dân nên người dân không nộp tiền.

Ông Minh cũng cho biết, phí bảo trì đường bộ xe máy không thu về quỹ Trung ương mà các địa phương tự thu và tự chi. Địa phương thu chi để bảo trì đường bộ "nhưng các tỉnh, thành đều kêu rất khó khăn".

Hiện tại chưa có chính sách dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy, tuy nhiên, đã xuất hiện những băn khoăn rằng nếu dừng thu, tại các địa phương người dân đã nộp phí có được hoàn trả tiền hay không? Về vấn đề này, ông Minh khẳng định, nếu đề xuất dừng thu phí bảo trì xe máy đường bộ được thông qua, Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương cũng như Bộ Giao thông Vận tải sẽ có ý kiến để người nộp phí và cơ quan Nhà nước có sự đồng thuận, đảm bảo sự công bằng cho người dân.

Liên quan tới vấn đề, nếu dừng thu phí, nguồn vốn của địa phương bố trí cho bảo trì đường bộ, đặc biệt là sửa chữa đường sá có gặp khó khăn không, ông Minh cho rằng địa phương nào dự kiến dừng thu thì địa phương đấy phải chịu trách nhiệm về con đường địa phương đó quản lý, đảm bảo cho người dân đi lại an toàn. Ngân sách tỉnh phải tự bỏ ra để sửa chữa.

"Chính sách phải đổi thay phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, nếu chính sách đưa ra nhưng chưa đi vào cuộc sống, chưa được sự đồng thuận của người dân thì cơ quan Nhà nước cần nghiên cứu điều chỉnh, thậm chí là dừng lại", ông Lê Hoàng Minh thẳng thắn nói.

Theo thống kê, mức thu phí bảo trì đường bộ hiện nay ngày càng sụt giảm so với yêu cầu. Cụ thể, khi thành lập Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương dự kiến thu khoảng 2.600 tỷ đồng/năm với xe máy nhưng năm 2013 chỉ thu được 520 tỷ đồng (đáp ứng khoảng 20%), năm 2014 thu khoảng hơn 500 tỷ đồng, đến tháng 6-2015 mới thu được khoảng 180 tỷ đồng (khoảng 7%).

Theo Uyển Như

Hải quan Online

Dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy: Người dân đã nộp phí có được hoàn lại tiền?
 
Dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy: Người dân đã nộp phí có được hoàn lại tiền?



Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm