Cần chuẩn bị gì cho những chuyến đi dài bằng ôtô?

(Dân trí) - Kỳ nghỉ gần một tuần nhân dịp tết Thống Nhất là dịp để nhiều người lên kế hoạch tự lái xe đi du lịch cùng gia đình, bạn bè. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn an tâm lên đường…

VinaMazda đẩy mạnh chương trình Chăm sóc khách hàng & Dịch vụ


Hãy đảm bảo rằng chiếc xe luôn ở trong trạng thái hoàn hảo nhất - điều quan trọng để mang đến cho bạn sự yên tâm cũng như một kì nghỉ đáng nhớ với gia đình và bạn bè. Nếu không phải là người thực sự am hiểu, bạn nên đưa xe đến một xưởng quen biết hoặc có uy tín để thợ kiểm tra. Một số điểm cần lưu ý gồm: Lốp xe phải có độ bám đường tốt, trên thân lốp không có vết "chém" hay vết phồng bất thường; hệ thống phanh phải hoạt động hiệu quả với dầu phanh còn đủ (không có hiện tượng rò rỉ dầu); hệ thống đèn (pha/cốt/hậu và cả sương mù hoạt động bình thường)…

Nếu chỉ mới gần đến thời hạn, hãy thay dầu máy luôn. Các loại dầu trợ lực khác cũng cần được kiểm tra với sự hỗ trợ của ga-ra như dầu cầu, dầu hộp số, nước làm mát, dầu trợ lực lái và cả nước rửa kính… để đảm bảo chiếc xe vận hành trơn tru, đảm bảo sự an toàn.

Trong những chuyến đi du lịch bằng xe tự lái ôtô, niềm hãnh diện của người cầm lái không phải ở chỗ xe nào đến đích một cách nhanh nhất, mà thước đo đánh giá một tay lái "cứng nhất" chính là tình trạng sức khỏe của cả đoàn khi đến địa điểm nghỉ dưỡng. Để được như vậy, trên đường đi hãy cố gắng giữ sức khỏe cho tất cả mọi người bằng cách hạn chế dùng còi dễ gây ồn ào, gây căng thẳng, chạy xe đúng làn đường và chú ý vạch chia làn, tránh phóng nhanh phanh gấp, vào cua với tốc độ cao - vừa nguy hiểm, vừa khiến người trên xe nhanh chóng mất sức.

Với những chuyến đi dài, có một vấn đề khá tế nhị nhưng không thể bỏ qua, đó là nhu cầu đi vệ sinh dọc đường. Nếu gặp khó khăn trong việc địa điểm hợp lí cho cả đoàn, hãy nghĩ đến việc dừng tại một trạm xăng ven đường, đó là nơi vừa sạch sẽ vừa an toàn cho cả người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Nhân viên ở các cây xăng luôn sẵn sàng giúp đỡ, hãn hữu mới có trường hợp họ đòi thu phí vệ sinh của khách qua đường, nhưng như vậy cũng quá tốt cho hành trình dài.

Cần chuẩn bị gì cho những chuyến đi dài bằng ôtô?

Dù không muốn, nhưng bạn cũng nên phòng trước những trường hợp xấu có thể xảy ra. Hãy học cách thay lốp dự phòng, khi đó một chiếc kích đủ lớn và một chiếc cờ-lê để tháo ốc sẽ rất hữu ích, bạn và gia đình sẽ không mất thời gian đợi chờ xe cứu hộ hay nhờ người khác, nhất là giữa tiết trời nắng nóng. Khi xe bị thủng lốp hoặc gặp sự cố, hãy đặt một vật (biển cảnh báo hoặc đơn giản chỉ là một lùm cây) ở cách đuôi xe của bạn khoảng 20m để cảnh báo cho xe khác. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ dọn chướng ngại vật khi xong việc và xe chuẩn bị lăn bánh tiếp tục hành trình.

Một bộ dây đấu điện, một chiếc bơm điện, một chiếc đèn pin… sẽ là những vật dụng cần thiết với bạn trong những trường hợp xe gặp sự cố. Một tình huống đơn giản nhưng sẽ rất phiền phức, đó là khi bạn không lưu ý mức nhiên liệu còn lại trên xe. Do đó, hãy ưu tiên tìm một trạm xăng ngay khi bạn thấy đồng hồ báo xe sắp hết nhiên liệu. Đừng chủ quan nghĩ rằng xe chưa hết xăng ngay, vì với những quãng đường dài có khi lên tới cả chục km phía trước, nguy cơ không có trạm xăng sẽ khiến bạn và gia đình gặp phải phiền toái trong khi điều này hoàn toàn có thể phòng tránh.

Ngoài ra, sau khi thay lốp dự phòng, bạn cũng cần cho sửa chiếc lốp bị hỏng ngay khi gặp một xưởng sửa chữa hay dịch vụ trên đường, hãy luôn sẵn sàng cho mình một phương án dự phòng khi cần thiết. Cẩn thận hơn nữa, với mỗi tỉnh/thành phố mà bạn sẽ đi qua, hãy tìm trước một số điện thoại gọi cứu hộ - những thông tin này không khó kiếm trong thời đại internet.

Chúc các bạn lái xe an toàn và có một kỳ nghỉ vui vẻ bên gia đình, bạn bè!

Một số vật dụng cần thiết cho mỗi chuyến đi dài:

Nước và đồ ăn: Lựa chọn lý tưởng để mang theo trên xe hơi là một vài chai nước loại 0,5 - 1 lít. Đồ ăn khô, như bánh quy, có hàm lượng calo cao, đóng thành từng gói nhỏ có thể dùng được lâu.

Quần áo: Giữ ấm và chống nước, một bộ quần áo lót vào áo chống mưa sẽ cực kì hữu dụng mà không quá chiếm diện tích trong xe.

Bộ đồ sơ cứu: Ở một số mẫu xe mới, bộ đồ sơ cứu là trang bị tiêu chuẩn kèm theo xe, nhưng với các xe đời cũ thì bạn phải tự sắm. Những đồ sơ cứu thiết yếu trên xe hơi gồm: bông, băng, gạc tiệt trùng, thuốc mỡ diệt khuẩn và túi đựng đồ không thấm nước.

Cần chuẩn bị gì cho những chuyến đi dài bằng ôtô?

Đèn pin: Bạn có thể chọn mua đèn pin thông thường, hoặc loại đèn chuyên dụng không cần pin (sạc điện bằng cơ chế lắc hoặc quay tay). Trên thị trường hiện có khá nhiều loại đèn đa năng, như có cả đài, đèn nháy báo tín hiệu nguy hiểm, còi báo động, kéo cắt dây an toàn, và sạc điện thoại.

Cáp điện: Hết ắc quy là một trong những lý do khiến tài xế phải chịu cảnh nhìn xe đứng “chết” bên vệ đường. Có hai lựa chọn trang bị giúp xe "sống sót" qua tình huống này: cáp khởi động ngoài hoặc máy tăng thế ắc-quy xách tay. Với cáp khởi động ngoài bạn sẽ cần sự trợ giúp của một chiếc xe khác nhưng giải pháp có vẻ hợp lí hơn khi chi phí rẻ và không nặng nề. 

Dụng cụ sửa xe đơn giản: Hãy đảm bảo bạn luôn có một chiếc lốp dự phòng tốt, một cái kích (phù hợp trọng tải xe) và một chiếc cờ lê để mở lốp dự phòng, đã có khá nhiều trường hợp bi hài xảy ra chỉ vì quên dụng cụ lấy lốp mà chủ xe đành phải đợi xe khác đi qua hỗ trợ.

 

Cần chuẩn bị gì cho những chuyến đi dài bằng ôtô?

Dây kéo xe: Nếu xe bị sa lầy không quá sâu thì với một sợi dây có sẵn trong xe, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của xe khác. Ngoài ra, với sự phòng bị này, bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ người khác trên những cung đường dài.


Việt Hưng

Xem Spyker C8 đốt lốp trong hầm để xe
 
Xem Spyker C8 đốt lốp trong hầm để xe