Vì sao một triệu trai trẻ Nhật Bản trốn biệt trong phòng?

“Hikikomori” là căn bệnh khoảng 1 triệu người Nhật Bản hiện nay đang mắc phải, trong đó chủ yếu là các chàng trai trẻ thông minh và giỏi giang, khiến họ ngày càng trở nên xa lánh xã hội, chỉ giam mình trong phòng đọc manga và lướt web liên tục hàng năm trời.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản xác định “hikikomori” là những người không tham gia vào các hoạt động xã hội, chủ yếu là lao động và học tập, đồng thời cũng không có bất kỳ mối quan hệ nào khác ngoài những người thân trong gia đình. Triệu chứng của họ kéo dài trong sáu tháng hoặc lâu hơn, thậm chí lên tới hàng năm trời.

 

Nhiều người đã gọi “hikikomori” là cuộc khủng hoảng xã hội và sức khỏe đối với Nhật Bản.
Nhiều người đã gọi “hikikomori” là cuộc khủng hoảng xã hội và sức khỏe đối với Nhật Bản.
 
 
Hiện, số người mắc căn bệnh này ở Nhật Bản lên tới 1 triệu.

Hiện, số người mắc căn bệnh này ở Nhật Bản lên tới 1 triệu.

 

Một trong số ít các chuyên gia “hikikomori” ở Nhật Bản, Tiến sĩ Takahiro Kato, đã từng mắc căn bệnh này khi còn là một sinh viên. Hiện tại ông đang nghiên cứu để ngăn chặn bệnh “hikikomori” ảnh hưởng rộng rãi đến các thế hệ tương lai.  

 

Bản thân Tiến sĩ Kato từng mắc căn bệnh này khi còn trẻ.
Bản thân Tiến sĩ Kato từng mắc căn bệnh này khi còn trẻ.

 

Theo Tiến sĩ Kato, những chàng trai trẻ mắc bệnh “hikikomori” thường là người thông minh và có năng lực. Họ chủ yếu là những sinh viên mới ra trường.   

 

Do đó, căn bệnh tâm lý này đang có những tác độc không nhỏ đến nền kinh tế Nhật Bản, khi mà những chàng trai giỏi giang thay vì làm việc lại tìm cách nhốt mình trong phòng.

 

Đặc biệt, đây là căn bệnh thường gặp ở các gia đình trung lưu chứ không phải những gia đình có hoàn cảnh sống nghèo khó.

 

Bản thân Tiến sĩ Kato từng mắc căn bệnh này khi còn trẻ.
Những người mắc căn bệnh này thường xuất thân trong các gia đình có điều kiện sống tương đối đầy đủ.

 

Yuto Onishi, 18 tuổi, sống tại Tokyo đã không hề rời phòng ngủ của mình trong gần ba năm trước khi cậu được điều trị sáu tháng trước.

 

Onishi đã trải qua chuỗi ngày đêm thức, ngày ngủ, chỉ lướt internet và đọc truyện tranh, không nói chuyện với bất cứ ai. Cậu cho biết lí do mình mắc bệnh có thể là bởi một sự cố ở trường cấp 2, khi cậu trượt chức lớp trưởng.

 

Onishi từng mắc bệnh sau cú sốc trượt chức lớp trưởng.
Onishi từng mắc bệnh sau cú sốc trượt chức lớp trưởng.
 
Cậu giam mình trong phòng lướt web và xem manga liên tục.

Cậu giam mình trong phòng lướt web và xem manga liên tục.

 

Khi mắc bệnh, Onishi biết mình đang rơi vào một trạng thái không bình thường. Tuy nhiên, cậu không muốn chữa trị bởi cậu cảm thấy được an toàn khi ở giam mình trong phòng.

 

Theo Tiến sĩ Kato, nguyên nhân khiến nhiều chàng trai trẻ Nhật Bản mắc bệnh như vậy là bởi cha mẹ Nhật Bản thường có thói quen bảo vệ con cái thái quá chứ không để con được độc lập như các cha mẹ phương Tây.

 

Không chỉ vậy, những người đàn ông Nhật Bản nói chung còn thường xuyên phải chịu những áp lực không nhỏ như việc phải vào được trường tốt, kiếm được công việc tốt. Điều đó đã khiến nhiều chàng trai trẻ cảm thấy stress, sợ hãi và thu mình.

 

Cậu giam mình trong phòng lướt web và xem manga liên tục.
Một trong các nguyên nhân khiến căn bệnh “hikikomori” trở nên phổ biến là bởi những người đàn ông Nhật Bản thường phải mang trên vai vô số gánh nặng và áp lực, dẫn đến stress.

 

Tiến sĩ Kato cho biết ông từng gặp một trường hợp mắc “hikikomori” rất nghiêm trọng, đó là một người đàn ông 50 tuổi và đã xa lánh xã hội trong hơn 30 năm qua.

 

Trong quá trình chữa trị “hikikomori”, việc học giao tiếp với người khác được coi là một trong những bước đầu tiên và quan trọng. Bởi có những người thậm chí không nói chuyện với chính gia đình mình nhiều năm trời.

 

Theo Minh Hạnh

Tấm gương/Dailymail