Trò chơi nhập vai thực tế ảo: Trào lưu giải trí mới của giới trẻ

(Dân trí) - Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống nhanh với áp lực khiến nhu cầu giải trí của giới trẻ ngày một tăng cao để giảm bớt áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ngoài “thế giới ảo” với nhiều niềm vui, We Escape cũng chính là một trong những phương án đặc biệt giúp giới trẻ gắn kết hơn trong kỉ nguyên 4.0.

“Thế giới ảo” liệu có đang chiếm hứu “thế giới thật”?

Ở Việt Nam hiện nay xuất hiện nhiều loại hình giải trí thu hút nhiều tầng lớp thanh niên khác nhau. Sự đa dạng này mở ra cho người dân nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn xu hướng giải trí của riêng mình. Có những loại hình giải trí mang tính chất thụ động như xem tivi, nghe nhạc hay sử dụng các trang mạng xã hội hiện đang được rất đông những bộ phận thanh niên lựa chọn. Một loại hình khác là giải trí vận động như đi chơi với bạn bè, đi xem phim hoặc đi du lịch. Mỗi hình thức giải trí đều có những lợi ích riêng có thể đem đến những giá trị cụ thể cho người sử dụng. Đối với những hình thức giải trí mang tính thụ động, chúng giúp cho người sử dụng có thể thu thập thông tin cũng như nâng cao nhận thức về xa hội xung quanh. Bên cạnh đó, việc ra ngoài đi chơi với bạn bè giúp thanh niên cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi, hơn nữa tạo điều kiện cho họ có thể thể hiện bản thân, phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình.

Trò chơi nhập vai thực tế ảo: Trào lưu giải trí mới của giới trẻ - 1
Ở mọi nơi trên trái đất “thế giới ảo” đang dần thay thế “thế giới thật”

Không thể phủ nhận rằng trong xã hội Việt Nam ngày nay, “thế giới ảo” đã trở thành một phần dường như không thể thiếu trong “thế giới thật” của mỗi chúng ta. Không chỉ là giải trí, ngay cả việc trao đổi, tương tác hay tìm kiếm cơ hội cho bản thân cũng đều thông qua Internet. Mặt trái của hình thức này là khi mọi thứ trở nên mất kiểm soát, những cá nhân không có sự tự chủ cao “đắm chìm” trong “thế giới ảo” mà quên đi đời thật. Đã bao giờ bạn cảm thấy buồn khi những buổi cafe với nhóm bạn thân trở nên im lặng hơn vì ai cũng đang mải mê “chăm sóc” thế giới riêng của mình trên mạng xã hội?

Không phải không có những hình thức giải trí mới lạ. Nhiều start-up nhìn ra vấn đề này nên họ tập trung khai thác mạng giải trí vận động. Trong những năm gần đây, thể loại trò chơi Nhập vai Thoát khỏi phòng kín rất phát triển tại Việt Nam. Đây là một luồng gió mới mang đến trải nghiệm vô cùng đặc sắc cho người chơi. Người tham gia không chỉ phải sử dụng đầu óc để giải đố, mà kết hợp với đó họ còn phải vận động để vượt qua những thử thách thể lực trong phòng chơi.

“Đấu trường sinh tử” – phòng chơi đối kháng đẳng cấp thế giới xuất hiện tại Việt Nam

We Escape là đơn vị đang đi đầu trong lĩnh trò chơi đầy mới lạ này. Không dừng lại ở việc tự thiết kế câu đố và bài trí phòng chơi phù hợp cho người Việt mà họ còn không ngừng sáng tạo ra những phòng chơi biến thể với những cách chơi đầy mới lạ. Mới đây, We Escape vừa cho ra mắt một sản phẩm chất lượng và đầy hấp dẫn.

Trò chơi nhập vai thực tế ảo: Trào lưu giải trí mới của giới trẻ - 2
Trò chơi nhập vai thực tế ảo là phương pháp giải trí và rèn luyện thể chất yêu thích của Á hậu Phương Nga

Là phòng chơi Escape Room đối kháng đầu tiên trên thế giới, Đấu Trường Sinh Tử sở hữu cách chơi mới lạ và đầy thú vị. Ngoài đặc trưng của trò chơi Escape room là những câu đố hack não, phòng chơi này còn lồng ghép những thử thách mang tính thể lực và chiến đấu như leo núi, vượt hàng rào laze hay bắn cung để tăng tính cạnh tranh và đối kháng. Người chơi phải dùng khả năng tư duy của mình để giải đố và thu thập được nhiều "vũ khí" nhất có thể. Khi cuộc chiến nổ ra, người chơi phải đảm bảo rằng bản thân đã có những "vũ khí" lợi hại nhất và áo giáp kiên cố nhất.

Trò chơi nhập vai thực tế ảo: Trào lưu giải trí mới của giới trẻ - 3
Đấu Trường Sinh Tử sở hữu cách chơi mới lạ và đầy thú vị, không chỉ là những câu đố hack não, phòng chơi này còn lồng ghép những thử thách mang tính thể lực và chiến đấu

Giờ đây, ngoài những buổi gặp mặt gắn liền với đồ công nghệ, giới trẻ đã có những mô hình giải trí gắn kết và khiến họ phải tương tác với nhau nhiều hơn. Ngắt kết nối để kết nối sẽ là xu hướng giải trí của tương lai.

Nguyễn Hoàng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm