“Tiểu thư” ngại khổ

“Tiểu thư” mà bài viết muốn đề cập chính là tính cách tiểu thư “ngại khó, ngại khổ” của các teen thời nay.

 
“Tiểu thư” ngại khổ - 1

Tiểu thư không phải là một danh từ xấu, nhưng nếu bạn áp dụng nó không đúng lúc, đúng nơi thì sẽ dẫn đến những cái nhìn thiếu thiện cảm cho bạn.
(Hình ảnh chỉ có tính minh họa)
Nhìn bề ngoài khó ai có thể nghĩ H (18t - trường PT) có tính cách "tiểu thư". Khi đi học thêm cũng như đi chơi H luôn diện quần shorts, hay quần jeans áo thun, giày bata, trông H rất thể thao và mạnh mẽ. Nhưng bạn bè tiếp xúc nhiều mới biết cô bạn này mắc bệnh “tiểu thư toàn thập”. Đi đứng hay làm bất cứ việc gì H cũng theo trường phái “từ từ, rồi ai cũng phải chờ mình thôi.”

 

Đỉnh điểm lên đến việc sáng hôm ấy trời mưa, đường chưa kịp rút nước nhưng cũng chỉ ngập qua bàn chân một chút, mà hôm đó lại có một bài kiểm tra quan trọng. Chờ mãi không thấy H đâu, bạn bè bèn nhắn tin hỏi cô nàng thì nhận được câu trả lời: “Chờ nước rút mới đi học được, không thì dơ hết quần áo”. Lúc này thì mọi người đều lắc đầu với cô nàng này.

 

Còn Tr (17t - trường PĐL) có vẻ ngoài xinh xắn, năng động lại làm lớp trưởng. Tr rất được bạn bè và thầy cô trong lớp quý mến vì luôn tỏ ra lanh lợi và hoạt bát. Nhưng Tr lại rất hay đi học trễ, tưởng nhà cô bạn xa nên ai cũng thông cảm. Trong một lần viết sơ yếu lý lịch, mọi người mới phát hiện ra địa chỉ nhà của T nằm cùng đường với trường và cách trường không xa. Sở dĩ T đi học trễ là vì cô bạn ngại đi bộ, sợ mệt, còn đi xe đạp thì sợ “chai” tay, nên cách tốt nhất là chờ ba mẹ đi làm rồi chở đi luôn hoặc quá giang ai đó. Nghe Tr nói , ai cũng “chịu thua” cô nàng này.

 

Dần dần ai cũng sợ phải đi chung hay làm việc với H  vì tính “từ từ” , ỷ lại của cô nàng. H không bao giờ chịu làm bất cứ việc gì một mình vì “thôi, kì lắm”, ngay cả việc cỏn con như nộp đơn xin phép nghỉ học. H không biết rằng đó là một điểm trừ trong mắt mọi người của cô. Còn về phần Tr, là lớp trưởng nhưng thường xuyên đi trễ, dẫn đến mất nhiều bài kiểm tra quan trọng, Tr đã không còn được các bạn nhớ đến như một cô bạn năng động, dễ thương mà thay vào đó là biệt danh “Tr tiểu thư”.

 

Hẳn nhiên, tiểu thư không phải là một danh từ xấu, nhưng nếu bạn áp dụng nó không đúng lúc, đúng nơi thì sẽ dẫn đến những cái nhìn thiếu thiện cảm cho bạn. Hãy là một tiểu thư chính được nhiều người yêu mến. Trường hợp của Đ là một ví dụ. Đ vốn là một tiểu thư chính hiệu. Đ được sinh ra trong một gia đình khá giả lại là con một nên rất được cưng chiều, hầu như không phải làm bất cứ việc gì trong nhà vì đã có người giúp việc. Nhưng trong một lần đến nhà một người bạn dự tiệc, tiệc tàn, khi ai cũng về hết, chỉ có Đ ở lại phụ dọn dẹp, rửa chén. Ai cũng ngạc nhiên vì nhìn Đ rất tiểu thư nhưng lại không ngại gì cả, lăng xăng phụ giúp mọi người...

 

Na8x- Trần Hoàng Mỹ

Theo Mực Tím