Ghi chép bài bằng tay hay máy tính tốt hơn?
(Dân trí) - Người học vẫn luôn phân vân giữa việc ghi chép bằng tay hay máy tính, vì mỗi phương thức đều có lợi ích riêng của nó.
Năm 1974, hai nhà nghiên cứu Palmatier and Bennett đã thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn về việc người học ghi chép như thế nào mới là hiệu quả. Đặc biệt, họ e ngại rằng công nghệ hiện đại phát triển sẽ ảnh hưởng đến thói quen ghi chép bài bằng vở của người học.
Các thiết bị công nghệ hiện đại bị coi là "phiền phức và rắc rối" cách đây 50 năm thì ngày nay lại trở thành "công cụ ghi chép không thể thiếu" của học sinh, sinh viên. Vậy đâu sẽ là biện pháp ghi chép hiệu quả nhất dành cho người học?
Ghi chép bài học
Theo văn học khoa học, việc tiếp thu kiến thức song song với việc ghi chép được gọi là quá trình mã hóa, bao gồm cả việc người học tự mình ghi chép hoàn toàn lại bài giảng. Vậy liệu việc ghi chép lại bài học trong quá trình học (không bao gồm việc ôn lại bài) có giúp cho người học tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn?
Theo nghiên cứu của giáo sư Keiichi Kobayashi người Nhật, việc ghi chép lại bài giảng ngay tại giảng đường có thể có tác động tích cực đến não bộ của người học. Tương tự, vào năm 1985, Kiewra, một chuyên gia tâm lý giáo dục tại Đại học Nebraska (Mỹ) cũng đưa ra công bố một học sinh ghi chép bài học trong lúc học sẽ có khả năng ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn so với người không ghi chép gì.
Sau khi biết được những lợi ích của việc ghi chép lại bài học, hãy đánh giá trên góc độ của các nhà nghiên cứu về việc so sánh quá trình ghi chép bằng tay và ghi chép trên máy tính.
Đầu tiên, việc ghi chép bằng tay sẽ giúp chúng ta biến đổi và sắp xếp lại các kiến thức. Quá trình biến đổi và sắp xếp diễn ra khi não bộ chúng ta làm việc, người học sẽ đưa những kiến thức mà họ nghe được thành lời của chính mình. Và việc này có tác dụng giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức đó lâu và sâu hơn so với chép lại nguyên văn.
Việc ghi chép bằng máy tính thường hay xảy ra tình trạng "viết" lại lời giảng, vì tốc độ của việc đánh máy là nhanh hơn viết tay. Tuy nhiên, nếu quá trình này có thể khiến khả năng tiếp thu, ghi nhớ và lưu trữ kiến thức bị giảm sút.
Chỉnh sửa bài vở
Với những tiện ích của các thiết bị công nghệ, người học có thể dễ dàng chỉnh sửa lại các bài giảng mà họ đã ghi chép sau giờ học. Tuy nhiên, mặc dù người học ghi chép bằng tay vẫn có chỗ để thêm các ý, nhưng nó sẽ làm cho phần trình bày "ngộp" và rất khó để ôn tập lại.
Ngoài việc khi sử dụng các thiết bị công nghệ khi ghi chép bài, người học có thể chỉnh sửa, sao chép, thu gọn và di chuyển các câu để phù hợp với nhu cầu học của bản thân, họ còn có thể chuyển các bài học đó dưới dạng sơ đồ tư duy, phương pháp tạo bảng, bản đồ,...
Khi chỉnh sửa lại các kiến thức phù hợp, người học cũng có thể ôn lại quá trình học của mình, đặc biệt hơn có thể rút ngắn lại bài học sao cho hợp lý nhưng đủ ý.
Khả năng ghi nhớ
Khi nói đến khả năng ghi nhớ kiến thức, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng ghi chép bài học bằng tay tốt hơn. Về bản chất, não bộ sẽ "chọn lọc" những ý chính và rút gọn những ý dài và ghi chép một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu có ý kiến ngược lại.
Trong nghiên cứu An Experimental Study of Writing Movements của nhà tâm lý học người Mỹ Charles H. Judd, cho thấy rằng ghi chép bằng tay yêu cầu người học chủ động hơn trong việc học và nó giúp ghi nhớ lâu hơn (theo tạp chí SAGE). Việc ghi chép bằng tay buộc người học phải rút gọn lại và chọn lọc những ý chính, giúp tăng cường khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
Học tập vận động (kinesthetic information), tức người học phải chủ động tác động vào kiến thức, nhưng với quá trình ghi chép bài học bằng cách đánh máy, nó sẽ làm cho người học khó có thể ghi nhớ bài học một cách triệt để.
Ngược lại, theo Kobayashi, đôi lúc ghi chép bài bằng tay có thể gặp nhiều khó khăn trong việc mã hóa thông tin, vì tốc độ chép bài của người học chậm hơn so với lời giảng, và như vậy, họ có thể bỏ lỡ nhiều thông tin quan trọng.
Củng cố cho nghiên cứu trên, vào năm 2012, nghiên cứu về việc trí nhớ có thể được cải thiện khi người học sử dụng máy tính của nhóm giáo sư tại Đại học Washington (Mỹ) cho rằng người có trí nhớ kém có thể học tốt và hiệu quả thông qua việc ghi chép bằng máy tính.
Sự mất tập trung và tính đa nhiệm
Nghiên cứu tại về vấn đề sử dụng laptop trong giờ học của Carrie B. Fried tại Đại học Bang Winona cho thấy, một học sinh bị chi phối 17/75 phút trong một giờ học khi sử dụng laptop. Trong đó, 81% các học sinh sẽ kiểm tra email của họ, 68% kiểm tra tin nhắn, 43% lướt internet và 25% chơi các trò chơi trên máy.
Nghiên cứu trên cũng cho biết rằng các thiết bị điện tử chính là nguyên nhân chính gây ra xao nhãng cho người học, bởi quá trình tập trung của con người thường bị giới hạn. Hơn nữa, các quảng cáo, ánh sáng từ màn hình laptop, thao tác nhanh gọn và nhiều thứ khác trên máy tính cũng chính là các yếu tố khiến cho sự tập trung của một người bị giảm sút mạnh.
Năm 2013, Helene Hembrooke and Geri Gay tại Đại học Cornell (Mỹ) cũng chỉ ra tác hại của tính đa nhiệm trên máy tính sẽ khiến trí nhớ của con người ta không được rèn luyện, từ đó không còn được sử dụng một cách triệt để nữa.