Gen Z thúc đẩy xu hướng thời trang thuần chay

Tuệ Nhi

(Dân trí) - Người tiêu dùng hiện đại muốn mặc những bộ đồ "có đạo đức" theo đúng nghĩa đen, còn các thương hiệu thời trang đang hạn chế sử dụng lông thú thật.

Xu hướng thời trang thuần chay

Cùng với việc từ chối ống hút nhựa, cốc, túi cà phê dùng một lần, người tiêu dùng chuộng những món đồ được làm từ lông giả. Mặc dù chúng trông không quá khác biệt so với lông thật nhưng lại đề cao yếu tố "đạo đức".

Apparis là thương hiệu thời trang theo đuổi xu hướng thuần chay và khẳng định "100% không tồn tại sự độc ác" trong sản phẩm của mình. Họ tung ra thị trường những thiết kế đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm củng cố cam kết đem đến nhiều giá trị tốt đẹp thông qua việc mua hàng.

Gen Z thúc đẩy xu hướng thời trang thuần chay - 1

Apparis theo đuổi xu hướng thời trang thuần chay (Ảnh: Instagram).

Thương hiệu này có nhà máy sản xuất và cửa hàng tại Trung Quốc và Italy. Apparis hướng đến môi trường làm việc công bằng, nơi nhân viên được đối xử với tất cả sự tôn trọng tối đa. Thương hiệu thời trang bắt đầu theo đuổi xu hướng sản phẩm giả lông thú vào năm 2016. Kể từ đó, hãng phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau như đồ ngủ, gối, áo khoác giả lông thú cho trẻ em…

Lông thú giả đang trong thời kỳ bùng nổ. Theo dữ liệu từ công ty theo dõi các nhà bán lẻ Edited cho thấy, doanh số bán hàng quần áo lông thú thật đã giảm 44% từ năm 2020 đến năm 2021. Trong khi đó, doanh số của mặt hàng lông thú giả cao cấp tăng 72%.

Sự thay đổi này được cho là bởi sự thúc đẩy của người tiêu dùng Gen Z - nhóm khách hàng mà Apparis muốn tiếp cận. Vào năm 2019, tập đoàn tư vấn Boston báo cáo, Gen Z quan tâm đến phúc lợi động vật hơn bất kỳ vấn đề bền vững nào khi mua hàng hóa xa xỉ.

Điều này có nghĩa rằng, nếu một thương hiệu hướng đến mục tiêu tiếp thị, quảng bá những sản phẩm bền vững thì việc đầu tiên cần quan tâm là không gây hại cho động vật.

Apparis tiếp cận khách hàng từ nhiều nền tảng khác, như Instagram hoặc TikTok. Trên TikTok, tác giả nhận được hàng loạt video với hashtag #GRWM (chuẩn bị sẵn sàng với tôi).

Với trào lưu này, mọi người sẽ thử những outfit khác nhau để tìm ra lựa chọn hợp lý nhất trước khi rời khỏi nhà. Một người dùng TikTok hoàn thành thử thách với chiếc áo khoác Apparis giả lông màu hồng và thu hút sự chú ý.

Gen Z thúc đẩy xu hướng thời trang thuần chay - 2

Một mẫu áo khoác giả lông thú màu hồng từ thương hiệu Apparis (Ảnh: Instagram).

Những chiếc lông thú giả của Apparis có giá tương đương với những chiếc áo khoác lông xù của Lululemon, trong mức giá khoảng 250-400 USD (hoặc hơn thế nữa), tùy theo độ dài ngắn. Điều này khẳng định, sản phẩm từ lông giả cũng đang hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp.

Sản phẩm lông thú thật liệu có lỗi mốt?

Trên thực tế, ngoại trừ LVMH, các thương hiệu thời trang cao cấp như Balenciaga, Dolce & Gabbana dường như khó đi đến tuyên bố loại bỏ hẳn lông thú thật.

PJ Smith - Đại diện tổ chức bảo vệ động vật The Society nhận định, chỉ trong 10-15 năm nữa, lông thú thật sẽ trở nên hoàn toàn lỗi mốt.

Gen Z thúc đẩy xu hướng thời trang thuần chay - 3

Madeline Weeks - người sáng lập thương hiệu đồ lông giả First by Madeline (Ảnh: Instagram).

Năm 2021, cựu giám đốc GQ và nhà tạo mẫu Madeline Weeks đã tung ra First by Madeline - dòng sản phẩm unisex gồm lông giả và áo khoác ngoài giả lông xù. Các món đồ có mức giá 1.000-5.000 USD, hướng đến xu hướng tiêu dùng sang trọng, xa xỉ.

Weeks cho biết sản phẩm này được bán ra đầu tiên ở California vì đây là bang đầu tiên của Mỹ cấm bán lông thú mới. Song, không phải khách hàng nào cũng đón nhận. Cô nhận được nhiều thắc mắc từ cả khách hàng nam và nữ.

"Điều đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Thường thì ai đó đặt một món hàng cho mình và sau đó sẽ kèm thêm đồ cho cả vợ, con. Mọi người đến gặp tôi và bày tỏ sự thích thú với lông thú thật", Weeks cho biết.

Theo www.scmp.com