“Cứu tinh” của hồ Bảy Mẫu

Các nhà khoa học tham gia Hội chợ khoa học trẻ quốc tế Đài Loan đến từ 19 quốc gia đã bất ngờ khi biết giải vàng năm 2006 thuộc về một nhà khoa học Việt Nam. Và bất ngờ hơn khi “nhà khoa học” chỉ là... cô học sinh lớp 11.

Công trình đoạt giải của “nhà khoa học” Nguyễn Thị Thu Trang, học sinh lớp 11 chuyên Sinh, trường THPT Hà Nội - Amsterdam là “Làm sạch nước hồ Bảy Mẫu, Hà Nội bằng đất sét và xơ giấy”...

 

Một buổi trưa, khi đang lướt web, Nguyễn Thị Thu Trang đọc được một đoạn tin “... hàng nghìn con cá chết trắng hồ Bảy Mẫu vì nước bị ô nhiễm” của một tờ báo điện tử uy tín.

 

Sẵn tính tò mò muốn biết nguyên nhân tận gốc cũng như có một niềm đam mê sinh vật từ nhỏ, cô bé Trang không kịp ăn uống, vội vã đạp xe 8 km đến quan sát lòng hồ và nhận ra những xác cá chết nổi lẫn với rất nhiều rác thải, còn màu xanh của nước hồ bị thay thế bởi màu đen lờ nhờ của nước thải khắp nơi dồn về.

 

Về nhà, cứ quanh quẩn câu hỏi trong đầu: “Tại sao những con cá phải chết? Có cách nào giúp hồ Bảy Mẫu của thủ đô thoát khỏi ô nhiễm?”. Ý tưởng xuất hiện khi Trang đọc được tính năng lọc nước của đất sét trong một cuốn sách cũ. Những dòng chữ “... đất sét có khả năng hấp phụ rất cao các chất hữu cơ và kim loại nặng trong nước.

 

Với niềm đam mê khoa học và thiên nhiên Trang còn một mình bắt xe đò xuống tận vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình và rừng Sóc Sơn (Hà Nội) để tự nghiên cứu đề tài: “Con voọc chà vá chân xám”.

 

Trong suốt ba tháng, mỗi tuần hai buổi, một buổi về Cúc Phương, một buổi về Sóc Sơn Trang làm bạn với những chú voọc và đưa ra những kế hoạch bảo tồn loài thú có tên trong sách đỏ ở Việt Nam.

 

Đề tài của Trang về những chú voọc được Trang tự dịch sang tiếng Anh để đem đi dự cuộc thi bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tổ chức tại Thái Lan.

Nếu được kết hợp với chất có khả năng phân hủy các chất hữu cơ khác thì có thể hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước” như in vào đầu Trang. Trang nhớ ngay trong bài giảng “Khoa học thường thức” năm học THCS: “Xơ giấy là chất hữu cơ đáp ứng nhu cầu còn lại của hỗn hợp trên” - Trang kể lại như một câu chuyện “tình cờ” của bao học sinh trung học. 

 

Từ đấy, Trang bắt đầu dồn tâm sức vào công trình lọc nước của mình. Để có mẫu đất sét, Trang lặn lội theo bố xuống tận Hà Tây để chọn. Để lấy xơ giấy, Trang bắt xe ôm và nhảy xe buýt hàng chục lần lên tít làng giấy Phong Khê, Yên Phong, Bắc Ninh để xin. Còn mẫu nước để lọc? “Lấy ngay nguồn nước ô nhiễm từ hồ Bảy Mẫu”.

 

Mỗi ngày từ trường về là Trang đóng chặt cửa phòng để nghiên cứu. Cả bố mẹ Trang lẫn hàng xóm đều không bao giờ thấy đèn trong phòng của cô học sinh tắt trước 2 giờ sáng nhưng chỉ nghĩ là Trang học bài.

 

Một lần, mẹ của Trang thấy con mình mặt mũi lấm lem đất cát, còn quần áo lại dính đầy xơ giấy nhếch nhác mới kiểm tra đột xuất phòng con gái. Bà giật mình “tá hỏa” khi phát hiện: “Phòng của nó toàn là những chậu đất sét trộn xơ giấy và trên giường là những hòn bi ve” - mẹ Trang kể lại.

 

“Cứu tinh” của hồ Bảy Mẫu - 1
Trang thuyết trình trên mô hình “bể lọc hồ Bảy Mẫu”. 

 

Rồi chính mẹ là người ủng hộ Trang nhất khi xem màn biểu diễn đầy thuyết phục: “Sau khi cho những viên bi đất sét có trộn xơ giấy vào bình nước ô nhiễm của hồ Bảy Mẫu, chỉ sau mấy tiếng nước trong gần như nước máy và đỡ hôi hẳn” - Trang cho biết. Sau sáu tháng, công trình “bể lọc” của Trang đã thành công.

 

Trong giai đoạn cuối của công trình, Trang vừa phải ôn thi cật lực để thi hết học kỳ vừa phải tự tay chế tạo mô hình công trình để đem dự thi. “Dường như em chỉ ngủ một ngày được hai tiếng vì bận quá” - Trang kể lại. Buổi thi học kỳ môn cuối cùng cũng là lúc Trang hoàn thành công trình của mình.

 

Theo Tr.Đ.Tú, M.Chung
Tuổi Trẻ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm