Chỉ số IQ cao không đồng nghĩa với thông minh

Câu nói: “Anh ta có chỉ số IQ thấp” thường được dùng như một cách nói tránh khi muốn ám chỉ người nào đó hơi ngốc nghếch. Sự nhận định này là xa vời so với sự thật.

Một bài kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) để đo khả năng trí tuệ đã được ông Hans Aizenk phát kiến từ những năm 1940. Bài trắc nghiệm trở nên vô cùng phổ biến tại châu Âu trong những năm 50. Mọi người tính điểm IQ của mình cả ở văn phòng và những buổi tiệc.

 

Câu nói: “Anh ta có chỉ số IQ thấp” thường được dùng như một cách nói tránh khi muốn ám chỉ người nào đó hơi ngốc nghếch. Sự nhận định này là xa vời so với sự thật, bởi lẽ, bài trắc nghiệm này xuất phát từ một trong vài bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được tạo ra để thẩm định trí thông minh.

 

Như vậy, chúng được đưa ra để xác định một khả năng đặc biệt hay nhóm yếu tố như khả năng khẩu ngữ, sự ước tính không gian hay những lập luận toán học.

 

Bài trắc nghiệm của Aizenk có một số phần phụ được thiết kế riêng để xác định điểm cho những lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ trôi chảy, khẩu ngữ hay độ sâu, rộng của suy nghĩ… Những kết quả của các phần phụ được cộng vào để đưa ra chỉ số IQ trung bình của một cá nhân. Nói cách khác, một người có khả năng tưởng tượng tốt nhưng lại tư duy kém logic dường như sẽ kết thúc bài kiểm tra IQ bằng điểm số thấp.

 

Những ai có điểm số IQ cao theo bài trắc nghiệm của Aizenk có vẻ bị coi là những người đã dùng mẹo gì đó để hoàn thành bài test. “Không có lửa làm sao có khói”, bởi điểm số IQ thực chất chỉ ra khả năng của một người phát hiện ra điều gì mới mẻ. Điểm số thể hiện trình độ mà một người có thể quan sát và hiểu những điều diễn ra trong một khoảng thời gian quy định. Tuy nhiên, điểm số không liên quan gì đến suy nghĩ thực tế hay khả năng sáng tạo.

 

Điểm số cao nhất của các bài trắc nghiệm chỉ số IQ chuyên nghiệp là 144. Thế nhưng, kết quả này chưa bao gồm các điểm của phần phụ. Thông thường, nếu làm đủ và theo đúng bản gốc của Aizenk thì điểm số hay rơi vào khoảng “150-160” hoặc “160-170”… Tuy nhiên, các bài kiểm tra IQ được tung lên Internet luôn luôn cho con số chính xác.

 

Tất cả các bài test được tung lên Internet chỉ là những phiên bản đơn giản hoá của bảng câu hỏi Aizenk. Chúng ta không nên tỏ ra vui mừng khi đạt được 171 điểm với bài trắc nghiệm trên mạng. Bạn đừng nghĩ rằng mình “ở tầm cao” khi so sánh với bài test của đứa bé 10 tuổi.

 

Chỉ số IQ có giá trị vĩnh cửu?

 

Trước hết, chúng ta không nên nhầm lẫn những khả năng trí tuệ thực sự và điểm số bài trắc nghiệm chỉ số IQ. Những khả năng thực sự có thể thay đổi dựa vào trạng thái tinh thần, các yếu tố sức khoẻ và kể cả lòng tự trọng nữa. Một người nào đó thích trắc nghiệm chỉ số IQ nên luôn luôn nhớ rằng những tình huống của bài kiểm tra đôi khi chỉ là hư cấu. Có người có thể không hiểu nội dung các câu hỏi vì nhiều nguyên nhân khác nhau như khả năng dịch ngoại ngữ kém…

 

Tương tự như vậy, một người nào đó cũng có thể bị mất tập trung ở phần giữa bài trắc nghiệm và bỏ qua luôn phần chính. Ngược lại, ai đó cũng có thể trở thành một nhà trắc nghiệm chuyên nghiệp và luôn đạt điểm cao. Trong những trường hợp trên, chỉ số IQ của một người sẽ không tăng hay giảm.

 

Theo VTV.vn/Pravda