“Cá kiếm” mùa trung thu

Thay vì rước đèn trung thu hay phá cỗ linh đình cùng bè bạn, rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách hoạt động hết “công suất” trong dịp trung thu này để “cá kiếm” thêm thu nhập bằng những công việc hết sức thú vị và mới mẻ.

Chú Cuội chị Hằng trong …khu tập thể

 

Tuy đã là sinh viên năm cuối Học viện Ngoại giao, nhưng Lê Thùy Trang vẫn không quên “nhiệm vụ” mỗi dịp Trung thu về, đó là hóa thân thành chị Hằng, dẫn chương trình trung thu cho các em nhỏ.

 

Do có ngoại hình xinh xắn, cao ráo và khả năng nói trước đám đông tốt, nên Thùy Trang đã được chọn làm chị Hằng trong khu tập thể ngay khi mới học lớp 5. Ngoài khu tập thể nơi Thùy Trang sống, Trang còn được các tổ dân phố, cụm dân cư và cả các tổ chức thiện nguyện nhiều nơi mời về mỗi dịp trung thu.

 

Trong chương trình Trung thu, các tiết mục chủ yếu là phần  múa hát của các bé nên chị Hằng còn phải động viên các bé phía sau cánh gà vì có nhiều bé trước khi lên sân khấu sợ quá khóc nhè, vậy nên công việc thú vị này đã vô tình khiến cho Trang học được cách dỗ dành và chăm sóc trẻ con. 10 mùa trung thu trong vai trò chị Hằng, đến nay Thùy Trang cảm thấy thực sự gắn bó và yêu thích công việc này.
 
“Cá kiếm” mùa trung thu
Sái Thu Oanh (21 tuổi) cũng thường xuyên làm chị Hằng tổ dân phố. Công việc thú vị này đã vô tình giúp bạn trẻ học được cách dỗ dành và chăm sóc trẻ con.

Chị Hằng Nga và Chú Cuội… “trong khu tập thể”.

Chị Hằng Nga và Chú Cuội… “trong khu tập thể”.

Chị Hằng vui đùa cùng các bé thiếu nhi.

Chị Hằng vui đùa cùng các bé thiếu nhi.

 

Cũng giống như Trang, Sái Thu Oanh (21 tuổi) cũng thường xuyên làm chị Hằng tổ dân phố mỗi độ trung thu về. Chạy sô liên tục suốt mùa trung thu, nhưng số tiền bồi dưỡng nhận được chỉ rơi vào khoảng  50.000- 100.000 cho một buổi dẫn, ít hơn rất nhiều nếu Oanh dẫn MC cho những chương trình khác.

 

Cũng có khi dẫn ở tổ dân phố, Oanh sẽ nhận hoa quả bánh trái thay cho nhận cát-xê bằng tiền. Tuy nhiên khi được hỏi về lý do gắn bó với “nhiệm vụ” chị Hằng trong suốt nhiều năm, Oanh chia sẻ: “Quan trọng là công việc này khiến cho mình luôn cảm thấy vui vẻ và yêu đời. Mỗi mùa trung thu đến, được cùng các bé phá cỗ, rước đèn, bỗng dưng cứ thấy mình trẻ lại đến chục tuổi vậy…”.

 

Cùng với Chị Hằng, bữa tiệc trung thu không thể thiếu một nhân vật cũng hết sức quan trọng, đó chính là Chú Cuội. Cũng giống như chị Hằng, chú cuội sẽ có nhiệm vụ làm MC hoạt náo và cùng các em nhỏ liên hoan vằn nghệ, phá cỗ chơi trăng.
 
Chú cuội Hùng Anh.
"Chú cuội" Hùng Anh.

 

Tuy mới chỉ tham gia hai mùa trung thu thôi, nhưng mỗi khi nhắc đến Dương Hùng Anh (sinh viên ĐH Thể dục thể thao) là bạn bè lại vui đùa gọi cậu với cái tên “Anh Cuội”. Hùng Anh thích trẻ con, lại có khiếu hài hước nên rất yêu thích công việc này mỗi dịp trung thu tới.

 

Hiện giờ, ngoài làm “MC Cuội” ở trường, Hùng Anh còn nhận dẫn thêm các chương trình trẻ em khác trong dịp trung thu này.

 

“Nếu để nói mình nhận được gì sau mùa trung thu thì mình có thể khẳng định đó không phải là tiền, bởi có khi cát-xê của mình chỉ cần là đèn ông sao với 10 quyển vở như lần dẫn năm ngoái thôi, nhưng thứ mình có được sau tất cả là những trải nghiệm thú vị. Việc làm MC và chơi đùa với trẻ con phần nào giúp cho mình có những kỹ năng sống quý giá và khiến mình thực sự trưởng thành hơn.”

 

Múa lân – công việc đòi hỏi sự dẻo dai

  

Không công việc nào thú vị hơn việc thành lập đội múa Lân nếu như nhóm các bạn muốn cùng nhau làm một công việc nào đó nhân dịp trung thu. Chỉ cần 5-10 thành viên là một đội Lân đã được thành lập.

 

Tuy nhiên để có thể trình diễn thành thục, các thành viên phải vô cùng khổ luyện và chịu khó luyện tập để có những bước múa linh hoạt, đẹp mắt. Với người đã biết múa thì thời gian luyện tập trước ngày biểu diễn là khoảng 2 tuần, với người chưa biết múa mà muốn học từ đầu thì ít nhất cũng phải mất hai tháng để có thể quen “lân” và quen bước và không gặp khó khăn khi di chuyển cùng các thành viên trong đội.
 
Múa lân đòi hỏi khả năng di chuyển nhanh và sức khỏe tốt. (Ảnh: Internet)

Múa lân đòi hỏi khả năng di chuyển nhanh và sức khỏe tốt. (Ảnh: Internet)

 

Việt Anh (25 tuổi) là một trong những thành viên có kinh nghiệm trong đội múa lân của tổ dân phố nơi Việt Anh đang sinh sống. Theo anh, để có thể múa được tốt, ngoài việc phải phụ trách tốt một công việc cụ thể của riêng mình như: múa chính, ông Địa, múa phụ, đánh trống…, mọi người phải đồng lòng nghe theo người chỉ huy chung, vì đây là một công việc đòi hỏi tính đoàn kết và kỷ luật cao.

 

Kết thúc màn múa lân, các thành viên sẽ được phường hoặc tổ dân phố bồi dưỡng một khoản để thuê đồ, thuê trang phục. Số tiền còn lại khoảng 200-300k mỗi lần múa lân sẽ được chia đều cho các thành viên trong đội.

 

Múa lân đòi hỏi khả năng di chuyển nhanh và sức khỏe tốt, đặc biệt là việc cầm đầu lân nặng gần 10kg sẽ trở nên khó khăn vô cùng với người thể trạng yếu, bởi vậy thường các thành viên trong đội lân của các khu phố dịp trung thu luôn là các nhóm bạn nam khỏe mạnh, cao ráo và có sức bền tốt.

 

Tuy nhiên cũng từng có nhiều đoàn múa lân sinh viên đồng ý cho thành viên là nữ tham gia. Hà Vy (14 tuổi) là thành viên nhỏ nhất trong đội múa lân cụm dân cư. Thấy anh trai múa lân nên Vy cũng muốn theo anh tập luyện, rồi yêu thích công việc này.

 

“Mấy ngày đầu tập múa lân mình thường xuyên đau mỏi cơ thể, có lần tập hăng quá thậm chí còn bị sái tay, nhưng may mắn là nghỉ ngơi vài ngày, mình lại có thể luyện tập tiếp.”

 

Hòa vốn sau 2 tuần làm bánh trung thu handmade

 
Múa lân đòi hỏi khả năng di chuyển nhanh và sức khỏe tốt. (Ảnh: Internet)

Mùa trung thu này, Quyên đã thu được kha khá từ việc làm bánh nướng, bánh dẻo chỉ trong gần một tháng bắt tay vào làm.

 

Với kinh nghiệm nội trợ sẵn có và niềm yêu thích dành cho ẩm thực, Hạnh Quyên (ĐH Bách Khoa HN) đã quyết định trải nghiệm làm bánh trung thu. Quyên đã từng làm rất nhiều loại bánh và có “thương hiệu” trong mắt bạn bè, bởi vậy ngay khi có ý định làm bánh, cô nàng đã được mọi người ủng hộ nhiệt tình.

 

Để bắt tay vào với một loại bánh mới, Quyên đã phải lên mạng tìm tòi rất nhiều về nơi mua nguyên liệu, công thức, cách làm. “Mẻ bánh đầu tiên của mình đã thất bại hoàn toàn vì vỏ bánh nướng thì cháy khét còn nhân thì sống nhăn cả, nghĩ bụng chẳng muốn làm nữa sau khi đi tong mất vài trăm ngàn “vốn đầu tư” lúc đầu” – Quyên tâm sự – “Nhưng rồi thấy cả mẹ và cô bạn thân đều rất hăm hở đợi mẻ bánh tiếp theo nên mình lại muốn thử một lần nữa”.

 

Mùa trung thu này, Quyên đã thu được kha khá từ việc làm bánh nướng, bánh dẻo chỉ trong gần một tháng bắt tay vào làm.

 

Lần này Quyên đã may mắn tìm hỏi được một người họ hàng có kinh nghiệm làm bánh trung thu. Được hướng dẫn tỉ mỉ và tận tình từng công đoạn, Quyên đã thành công ở mẻ bánh tiếp theo.

 

“Tặng gia đình, họ hàng, bạn bè mà vẫn dư nhiều bánh do cứ vài ngày mình lại muốn thử một loại nhân mới, nên mình quyết định thử sức làm và bán bánh handmade” – đó là lý do Quyên quyết định bán bánh trong dịp trung thu này.

 

Với giá dao động khoảng 30-40k một chiếc, lại lạ miệng, khác với những hãng bánh phổ thông, bánh của Quyên được rất nhiều bạn bè yêu thích và đặt mua. Mùa trung thu này, Quyên đã thu được kha khá từ việc làm bánh nướng, bánh dẻo chỉ trong gần một tháng bắt tay vào làm. Vào những năm sau, Quyên còn mong muốn có thể mở lớp dạy làm bánh trung thu “giá hạt dẻ” cho các bạn trẻ yêu thích món ăn truyền thống này.

 

Theo Anh Thư

Sinh viên Việt Nam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm