Bí mật phong cách thủy thủ trong đồng phục nữ sinh Nhật

Ở Nhật, đa số các đồng phục đều có hơi hướng của phong cách thủy thủ với cổ áo chữ V rộng và những đường viền xen kẽ đẹp khiến bạn trẻ Việt cũng rất thích thú.

Nhật Bản được biết đến là quê hương của những bộ đồng phục nữ sinh xinh xắn, đặc biệt là sắc xanh trắng của bộ đồng phục càng làm tôn thêm nét xanh xuân rạng ngời của các bạn nữ sinh Nhật. Đa số các đồng phục đều có hơi hướng của phong cách thủy thủ với cổ áo chữ V rộng và những đường viền xen kẽ bắt mắt.

 

Trang phục của các các thủy thủ xuất phát từ nước Anh. Vạt áo sau thường có hình vuông vốn dĩ để tránh bụi bẩn đến đầu tóc, ngoài ra khi có hải chiến xảy ra có thể kéo lên bảo vệ màng nhĩ khỏi tiếng pháo đạn. Còn về sắc trắng trên đồng phục, lí do đơn giản chỉ là vì nó làm nổi bật sắc đen của bộ đồng phục.

 
Bí mật phong cách thủy thủ trong đồng phục nữ sinh Nhật
 

Năm 1864, nữ hoàng Anh Victoria đã chọn mặc bộ đồ thủy thủ này cho các hoàng tử và công chúa. Mọi người thấy trang phục ấy vô cùng dễ thương, xinh đẹp nên đã học theo và thời trang thủy thủ đã trở thành một trào lưu lan rộng ra các nước châu Âu khác.

 

Lúc đó, kiểu này đa phần dành cho các bé 4-5 tuổi, không phân biệt kiểu dáng và dành cho cả bé trai lẫn bé gái. Dần dần, bộ đồ này được dùng làm đồng phục trong các trường tiểu học của giới quý tộc.

 
Bí mật phong cách thủy thủ trong đồng phục nữ sinh Nhật
 

Về góc độ lịch sử, đồng phục thủy thủ mang lại cho đứa trẻ một tinh thần thượng võ. Vì hải quân Anh nổi tiếng là hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Khi lưu truyền sang Nhật Bản, tinh thần này được kế thừa và dần được sử dụng trong đồng phục học sinh. Ban đầu nó là một dạng quần váy, cả nam lẫn nữ đều mặc, còn sau này chỉ phổ biến trong nữ sinh.

 

Từ thời trang thủy thủ, các nhà thiết kế, các trường học lại cách tân thành rất nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau cho bộ đồng phục. Và ở Việt Nam chúng ta, trào lưu mặc đồng phục đến trường cũng đã rất phổ biến. Nhiều trường còn cầu kì thiết kế những đồng phục bắt mắt và mang những ý nghĩa riêng.
 
Theo

Theo


Theo


Theo


Theo

 

Theo Anh Nguyễn

Đất Việt