Bẫy "câu like" và 1001 kiểu lừa đảo trên mạng xã hội
(Dân trí) - Bạn trẻ giả chết, nhảy múa khoả thân giữa đồng ruộng để thu hút sự chú ý; kẻ gian lợi dụng mạng xã hội tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận, trục lợi bất chính.
Thiếu nữ giả chết để thu hút sự chú ý
Tháng 9 năm ngoái, thông tin vụ cướp ghê rợn được đẩy lên mạng xã hội Facebook, có kèm theo cả hình ảnh hiện trường làm bằng chứng. Chủ nhân tin tức này khẳng định tận mắt chứng kiến vụ việc lúc 22 giờ ngày 31/8, tại ngã sáu Phù Đổng, một phụ nữ tấp xe máy vào lề nghe điện thoại đã bị hai thanh niên đi xe Wave đỏ dùng mã tấu chặt rớt tay để cướp điện thoại iPhone. Bảo vệ một quán cà phê gần đó đã nhặt bàn tay ướp vào nước đá rồi chở nạn nhân đi cấp cứu.
Vụ bịa chuyện cướp chặt tay ở Sài Gòn từng gây ồn ào trên mạng nhưng thực chất chỉ là lừa đảo
Vụ việc nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn người quan tâm, chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội để cảnh báo người thân, bạn bè. Sự việc trở nên lùm xùm buộc cơ quan điều tra đã phải vào cuộc để xác minh thông tin. Thế nhưng khi công an đến khu vực được cho là xảy ra vụ cướp cũng như đến các bệnh viện trong TPHCM để tìm hiểu thì mới hay chẳng có vụ cướp nào như vậy.
Đến lúc này, mọi người mới "té ngửa" vì biết rằng không hề có chuyện như vậy xảy ra. Dẫu vậy, trong khoảng thời gian chờ đợi kết luận của cơ quan điều tra, nhiều người đã sống trong tâm lý hoang mang và tiếp tay giúp kẻ lừa đảo tung tin thất thiệt.
Lừa đảo trục lợi
Vụ lừa đảo của Nguyên là một trong số những vụ lừa đảo qua mạng bị phanh phui, còn rất nhiều những vụ lừa đảo mà nạn nhân là những người tốt, có lòng trắc ẩn nhưng lỡ dại mất tiền mà chẳng biết kêu ai khi thủ phạm đã cao cạy xa bay.
Cũng giống như vụ của Nguyên, trên mạng xã hội có rất nhiều câu chuyện thương tâm, tai nạn kinh hoàng như vụ bị chặt tay cướp iPhone nhưng tính chất xác thực của những câu chuyện lại rất thấp. Do đó, điều cần nhất với người sử dụng mạng xã hội là phải luôn tỉnh táo, hiểu rõ những người mà mình giao tiếp và tránh trở thành công cụ cho kẻ gian lợi dụng.
Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, tội phạm trên mạng, người dùng mạng xã hội có thể báo cáo lên cơ quan chức năng, chiếu theo một số luật sau: Tại Việt Nam, theo Điều 9 Nghị định 28/2009/NĐ-CP và điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 63/2007/NĐ-CP, hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị phạt tiền 10-20 triệu đồng.
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, người nào tung tin đồn thất thiệt xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Tùy theo từng trường hợp, người có hành vi tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử lý như sau: Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Nếu không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự. Cụ thể, người nào thực hiện hành vi “đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của bộ luật này” xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. |