Muốn khởi nghiệp, hãy cất quá khứ đi!

Việt Nam có quá nhiều lợi thế để khởi nghiệp. Nhưng trước hết, hãy tạm để hình ảnh “heroes” (anh hùng) vào quá khứ, không nên tiếp tục là một hình ảnh anh hùng, mà thay vào đó là hình ảnh đất nước xinh đẹp, một môi trường startup tiềm năng.

Tạm gác quá khứ, bắt đầu lại từ nền giáo dục mới

Muốn khởi nghiệp, hãy cất quá khứ đi! - 1

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chiến lược Tập đoàn VNPT

 

Tại buổi tọa đàm của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017, tối 28/8, diễn ra ở UP Bách khoa TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chiến lược Tập đoàn VNPT cho rằng: “Chúng ta có khái niệm khởi nghiệp, làm mọi thứ về cộng đồng doanh nghiệp đi nữa… Nếu đất nước này không ‘Beautiful – xinh đẹp’, khởi nghiệp sẽ vô ích. Mẫu số chung của khởi nghiệp, của doanh nghiệp nằm ở GPD Việt Nam”.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Hòa cho biết, 20 năm đi học, hình ảnh của Việt Nam trên toàn cầu theo cảm nhận từ bạn bè của ông, đó là hình ảnh Hero (anh hùng) về đánh nhau. “Mỹ nó còn đánh thắng, Pháp nó còn đánh thắng, đánh nhau kinh lắm!”. Cho nên, hãy tạm để hình ảnh anh hùng vào quá khứ, không nên tiếp tục một hình ảnh anh hùng nữa. Nếu tiếp tục, thế giới gọi chúng ta là “khủng bố”.

Nói tiếp, ông Hòa cho biết, hãy để thế giới nhìn vào Việt Nam như một quốc gia xinh đẹp, Việt Nam không chỉ có Vịnh Hạ Long, không chỉ có những thắng cảnh khác… mà Việt Nam có rất nhiều thứ. Hãy bắt đầu lại một nền giáo dục mới. Bởi giáo dục hiện nay đang thay đổi một cách khủng khiếp, người thầy và cách dạy đã thay đổi hoàn toàn. Người thầy hiện nay sẽ làm vai trò truyền lửa và kiểm duyệt thay vì chỉ truyền dạy kiến thức. Bởi kiến thức hiện nay đã có cả thư viện, big data xử lý.

Lợi thế của Việt Nam?

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chiến lược Tập đoàn VNPT, Việt Nam có quá nhiều lợi thế, đặc biệt là trong ngôn ngữ, không quốc gia nào nào nói tiếng La-tinh, học và nói ngữ pháp giống như tiếng Pháp. Nhưng âm sắc và ngữ nghĩa là Hán Việt. Một lợi thế khủng khiếp về giao thoa văn hóa, đáp ứng rõ ràng một nhu cầu của thế giới phẳng của các tập đoàn đa quốc gia.

Đi cùng đó, Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư đường của thế giới và rất nhiều công ty, tập đoàn muốn đầu tư vào đất nước 100 triệu dân này. Nếu đây là chạm dừng chân, thì chúng ta rẻ nhất về logistics, hàng không, đường thủy… một lợi thế vô cùng lớn.

“Chỉ có chúng ta đẩy họ ra khỏi đất nước chúng ta thì họ không vào. Họ đang rất muốn đầu tư, thế giới đang muốn vào đất nước 100 triệu dân, đất nước ở ngã tư đường”. Ông Hòa nhấn mạnh.

Vì vậy, ông Hòa cho rằng, một kỷ nguyên thông minh nhờ quyền lực của tri thức và ICT (công nghệ thông tin). Ngay lập tức, giải pháp thông minh của toàn cầu có thể vào Việt Nam ngay ngày mai. Quan trọng, chúng ta sẽ tiếp nhận như thế nào, hay chúng ta e dè, không nhìn ra vấn đề, thậm chí chúng ta cản trở người ta. Do đó, những cơ hội vàng của Việt Nam chỉ có một cách duy nhất là chuyển dịch nhanh những giải pháp của thế giới vào đây… và nếu chúng ta hiểu điều này, chúng ta có “n” cơ hội ở đây!

Bên cạnh đó, ông Hòa cho biết, mobile đang trở thành cuộc sống của mỗi người. Cisco 10 năm trước đã nói rằng, thế giới đâu đó sẽ có nửa tỷ thiết bị có thể kết nối được, nhưng đến năm 2017, theo Gatner, 900 triệu thiết bị đã có thể kết nối. Nhưng quan trọng hơn, nó tạo nên một kỷ nguyên kết nối 1 ngàn tỷ, mỗi thiết bị smarthone trên tay đã có thể kết nối 1 ngàn lần và 1 ngần lần giao dịch. Với công thức này, cơ hội là vô biên cho người khởi nghiệp, và vô biên cho những người hiểu công nghệ.

Người Việt giỏi, nhưng không ai biết?

Xuất phát điểm của Startup là phải giỏi. Ông Hòa đặt vấn đề: “Người Việt giỏi không? Rất giỏi. Startup Việt Nam lên được không? Vẫn chưa lên được. Vì sao?”. Theo ông Hòa, chúng ta mắc kẹt ở cổ chai của chương trình Startup.

Gia Hưng – Báo Dân Trí

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm