Giải thưởng Nhân tài đất Việt 2018: Tiếp tục chờ đợi những sự bứt phá và thành công mới!
Đúng 10h sáng nay, 22/8, chương trình giao lưu trực tuyến "Giải thưởng Nhân tài đất Việt - Sức mạnh công nghệ số" đã diễn ra. Các đại biểu tham dự giao lưu đều chung một mong muốn: Tiếp tục chờ đợi những sự bứt phá và thành công mới!
Ông Nguyễn Văn Tấn : VNPT tham gia đồng hành ngay từ những ngày đầu của Giải thưởng với một quan điểm mong muốn tạo ra một sân chơi, một diễn đàn để các nhân tài đất Việt có một nơi để thể hiện những tài năng của mình. Cũng thông qua Giải thưởng này thì những tài năng đó sẽ nhanh chóng lan toả đến cộng đồng, và những sản phẩm đó sẽ nhanh chóng hiện thực hoá, giúp ích cho cộng đồng.
Về góc độ của DN, VNPT cũng mong muốn thể hiện vai trò của một tập đoàn chủ lực của nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin. VNPT không chỉ cung cấp các dịch vụ theo lĩnh vực của mình mà còn đóng góp những giá trị cho cộng đồng, trong đó Nhân tài Đất Việt là giải thương mang lại những đóng góp cho xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp, sáng tạo… và phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển Công nghiệp 4.0.
Nguyễn Tiến – Nam 30 tuổi – Xin hỏi ông Nguyễn Long – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo lĩnh vực CNTT:Giải thưởng NTĐV là giải thưởng mang tầm trí tuệ Việt. Năm nay tiêu chí chấm giải có gì thay đổi so với kỳ trước không a? ban giám khảo có phân loại sản phẩm có tính ứng dụng cao với sản phẩm mang tính nghiên cứu để chấm hay đổ đồng như nhau?
Ông Nguyễn Long : Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Giải thưởng Nhân tài Đất Việt. Năm nay, NTĐV sẽ hướng tới các sản phẩm mang lại “Sức mạnh công nghệ số”, vì vậy các sản phẩm tham dự năm nay sẽ được đánh giá nhiều hơn về công nghệ số. Tiêu chí sẽ đánh giá một cách chi tiết hơn về tận dụng các công nghệ số theo xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay.
Tham gia NTĐV có cả những sản phẩm mang tính ứng dụng và cả sản phẩm mang tính nghiên cứu nên không có sự phân biệt nhiều trong các nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, cơ hội vẫn nhiều hơn cho các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, phổ cập và chắc chắn phải có hàm lượng công nghệ mới.
Nguyễn Đình Tùng – Nam 41 tuổi – Thưa BTC, với chủ đề mới: “Sức mạnh công nghệ số”, giải thưởng năm nay có những thay đổi như thế nào về định hướng cho các sản phẩm dự thi cũng như hệ thống giải, cơ cấu giải?
Ông Phạm Tuấn Anh: Chào bạn! Bạn và một số bạn đọc khác có câu hỏi chung ý, tôi xin trả lời chung. Bắt đầu từ năm 2017, với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Ban tổ chức đã quyết định dành riêng hệ thống giải thưởng trong lĩnh vực CNTT cho cộng đồng khởi nghiệp và tập trung vào các sản phẩm kết nối thông minh. Sự thay đổi này đã mang đến thành công và những kết quả hết sức khả quan của mùa giải năm trước.
Bước sang giai đoạn mới, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày một mạnh mẽ và quyết liệt, tác động trực tiếp đến mọi doanh nghiệp, tổ chức và toàn xã hội, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt cần có những bước chuyển biến đột phá phù hợp với xu thế phát triển công nghệ của thời đại, cũng như bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ.
Vì vậy, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 được khởi động từ ngày 23/4/2018, với chủ đề được lựa chọn: “Sức mạnh công nghệ số”.
Chủ đề “Sức mạnh công nghệ số”, Nhân tài Đất Việt 2018 sẽ khuyến khích các sản phẩm Công nghệ thông tin ứng dụng thành công, hiệu quả công nghệ mới, bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, góp phần tạo ra những sản phẩm, ứng dụng thông minh phục vụ các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, trong đó đặc biệt khuyến khích những sản phẩm đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong năm 2018, Ban tổ chức đã quyết định tăng gấp đôi giá trị của các hệ thống sản phẩm CNTT, cũng như các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực Khoa học Công nghệ, Y dược, Môi trường, Khuyến tài.
Cụ thể, các thí sinh ở mỗi hệ thống sản phẩm sẽ có cơ hội nhận được 1 giải Nhất trị giá 200 triệu đồng (tăng gấp đôi so với năm ngoái), 1 giải Nhì trị giá 100 triệu đồng và 1 giải Ba trị giá 50 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ.
Ái Phương – Nữ 20 tuổi – Thưa Ban Giám khảo và BTC, một bộ hồ sơ hoàn chỉnh được lọt vào vòng sơ khảo Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT cần đảm bảo những yếu tố gì?
Ông Nguyễn Long : Bạn có thể xem quy chế, thông tin đăng ký, mẫu hồ sơ đã được Ban tổ chức đăng tải công khai trên trang nhantaidatviet.dantri.com.vn
Tuy nhiên, chú ý khi bình chấm giải sẽ có hai vòng. Vòng sơ loại sẽ căn cứ theo hồ sơ vì vậy nên chú ý đặc biệt tới bản mô tả sản phẩm và hoàn chỉnh các yêu cầu khác theo hồ sơ đăng ký. Nếu sản phẩm được vào vòng chung khảo sẽ cần chuẩn bị thêm phần trình bày trực tiếp trước Hội đồng Chung khảo.
Hoàng Thành – Nam 29 tuổi – Xin hỏi ông Nguyễn Long: Là một trong những giám khảo lâu năm của một trong những giải thưởng số 1 tại Việt Nam về ICT hiện giờ. Ông có tự hào về điều đó? Ông có gặp phải “sức ép” nào khi làm giám khảo hay không?
Ông Nguyễn Long : Thực ra đối với tôi sức ép là chính. Trong một cuộc thi lớn như NTĐV có rất nhiều tài năng tham gia, sản phẩm rất đa dạng từ mới đến làm mới những cái cũ, công nghệ cập nhật thường xuyên theo từng năm. Có những sản phẩm đưa vào những công nghệ mới nhất mà ngay cả ở Việt Nam cũng chưa có. Nhiều chuyên gia giỏi cũng trực tiếp tham gia, đây là một trong những thách thức lớn đối với Hội động Giám khảo. Ví dụ, những năm đầu tiên có cả những người thầy cũng đăng ký tham gia sản phẩm tiềm năng, thậm chí có cả startup nổi tiếng hiện nay đã từng tham gia Giải thưởng NTĐV. Điều quan trọng, tập thể Hội đồng giám khảo là những chuyên gia đa hướng, đa ngành đã cố gắng công tâm nhất để lựa chọn những sản phẩm vào Chung khảo và đoạt giải.
Niềm tự hào của chúng tôi là 13 năm qua cũng chưa gặp những sai sót lớn trong quá trình đánh giá các sản phẩm dự thi NTĐV.
Hoàng Văn Linh – Nam 20 tuổi – Trở thành startup ở tuổi U40, theo nhóm, đâu là thuận lợi và khó khăn? Với một sinh viên công nghệ, muốn trở thành startup, cần những điều kiện gì?
Ông Mã Hoàng Hải: Trong lĩnh vực startup, theo mình, tuổi tác không phải là vấn đề quá quan trọng, tuổi nào cũng có thể bắt đầu. Theo thống kê, thậm chí độ tuổi 33-48 khởi nghiệp còn có lợi thế. 95% các startup thất bại, chỉ có 5% thành công, nhưng trong 5% đó, 75% là trong độ tuổi 33-48.
Về khó khăn, giống như các startup nói chung, khó khăn trước tiên là sản phẩm có được thị trường chấp nhận không. Thứ hai là tài chính có đủ để triển khai các sản phẩm, ý tưởng mong muốn ra thị trường hay không. Thứ 3 là nhân sự, cần thu hút được những người có tâm huyết và tài năng tham gia startup.
Về thuận lợi, thứ nhất, độ tuổi này chúng tôi không còn ảo tưởng và viển vông mà đã có những kinh nghiệm và trải nghiệm nhất định. Bên cạnh vấn đề công nghệ thì những kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị, điều hành, phát triển đối tác cũng rất quan trọng. Thứ hai là ở độ tuổi này, mạng lưới quan hệ xã hội đã đủ rộng để phối hợp nguồn lực để triển khai công việc một cách hiệu quả. Thứ ba là khả năng xử lý các vấn đề mang tính sức ép hoặc khó khăn đến với doanh nghiệp, thì tâm lý chấp nhận thất bại tốt hơn.
Chính vì những lý do trên, mình nghĩ 33-48 là độ tuổi thích hợp. Lấy ví dụ, ông Travis Kalanick đã sáng lập Uber ở độ tuổi 40, sau khi đã thất bại với một vài startup trước đó.
Về về thứ hai của câu hỏi của bạn, mình nghĩ bạn nên tham gia các sự kiện, các khóa đào tạo về startup để hiểu rõ việc khởi nghiệp, cách xây dựng startup. Công nghệ là một phần rất quan trọng nhưng không phải tất cả; bạn còn còn cần team hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng, cần những người am hiểu về thị trường, các kỹ năng tiếp thị, cả những kỹ năng bán hàng… Nếu bạn đã có những yếu tố này thì có thể bắt đầu, nếu không có thể tìm kiếm đối tác.
Ý tưởng chưa chiếm đến 1% sự thành công của startup, thực thi mới là việc khó, nên cần sự hợp sức của một đội. Bạn là sinh viên công nghệ thì có thể nghĩ đến chuyện đi phượt để hiểu hơn về khởi nghiệp. Khi muốn đi phượt, đầu tiên là đi đâu, lập team như thế nào, lựa chọn cung đường ra sao… Câu chuyện startup cũng tương tự như vậy, bởi trong hành trình đó có đầy đủ sự mạo hiểm, chia sẻ, thách thức, niềm vui và cả những trả giá. Nếu có sự chuẩn bị tốt và team tốt thì chuyến đi sẽ có những thu hoạch tốt, có những tải nghiệm tốt.
Chúc bạn tìm được ý tưởng tốt và những cộng sự phù hợp để khởi nghiệp! Và khi cần, bạn có thể tìm đế Rada với tư cách là người đi trước để cùng chia sẻ những khó khăn.
Thuỳ Linh – Nữ 32 tuổi – Xin hỏi ông Nguyễn Văn Tấn: Sau các cuộc thi Nhân Tài đất Việt, Tập đoàn Bưu chính Việt Nam có tuyển dụng nhân sự hoặc sử dụng các sản phẩm đã đoạt giải thưởng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị hay không thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Tấn : Không chỉ năm nay, trong 13 năm qua, VNPT luôn luôn chào đón các sản phẩm tham gia NTĐV hợp tác với VNPT để triển khai các sản phẩm trên mạng lưới và khách hàng của VNPT (nếu sản phẩm, dịch vụ là phù hợp với linh vực kinh doanh của Tập đoàn).Bên cạnh đó, chúng tôi luôn luôn mong muốn thu hút những nhân tài, những người có khả năng phát triển các sản phẩm để làm việc hoặc hợp tác cùng Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Đặc biệt, trong lĩnh vực CNTT, Tập đoàn liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển các sản phẩm của Tập đoàn.
Điển hình như là đơn vị thành viên của chúng tôi là VNPT-Vinaphone hiện đang phối hợp hợp tác với sản phẩm SMCC của tác giả đạt Nhất của Giải thưởng NTĐV 2016 là Lê Công Thành. SMCC là hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội.
Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm, giải pháp đạt giải NTĐV được VNPT đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, như sản phẩm “Mạng giáo dục Việt Nam – vnEdu” – Giải khuyến khích năm 2014. Tới thời điểm hiện tại, phần mềm quản lý nhà trường vnEdu đang được VNPT triển khai tại 12.000 trường trên cả nước, cung cấp khoảng 5 triệu sổ liên lạc điện tử cho phụ huynh học sinh…
Lê Minh Tùng – Nam 35 tuổi – Thưa ông Phạm Tuấn Anh, Giải thưởng Khuyến tài có giới hạn độ tuổi? Giải thưởng này hướng tới đối tượng mục tiêu là ai? Để tham gia Giải thưởng cần nộp hồ sơ ở đâu?
Ông Phạm Tuấn Anh: – Giải thưởng Khuyến tài không có giới hạn về độ tuổi. Đối tượng mục tiêu là người lao động, tự học thành tài, là hội viên Hội Khuyến học Việt Nam, qua thực tiễn lao động sản xuất, tự học, tự nghiên cứu, có được phát minh, sáng chế. Hồ sơ bạn gửi về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố.
Nguyễn Văn Linh – Nam 38 tuổi – Xin ông cho biết tiêu chí tham dự Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực y tế? Bởi tôi không thấy có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến chấm giải mà chỉ công bố giải?
Ông Nguyễn Đình Anh: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do báo Dân trí tổ chức hàng năm với sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các bộ ngành, nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân có những sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống nhân dân.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực y dược cũng đã được nhiều tập thể, cá nhân quan tâm và tham gia.
Cũng giống như các lĩnh vực khác, tiêu chí để xét chọn giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực bao gồm:
Tính hiệu quả: Khuyến khích các sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng trong điều trị, khám chữa bệnh, dự phòng… mang lại những lợi ích về kinh tế xã hội cũng như hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Tính ứng dụng: Khuyến khích các công trình nghiên cứu, sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y dược học.
Tính sáng tạo và khoa học: Những sản phẩm, công trình nghiên cứu trong lĩnh vực y dược áp dụng những tiến bộ khoa học mới trên thế giới, lần đầu tiên được ứng dụng.
Kiến Huy – Nam 38 tuổi – Ông Nguyễn Văn Tấn – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media: VNPT cam kết chia sẻ tài nguyên của Tập đoàn và hỗ trợ các thí sinh phát triển sản phẩm. Vậy những tài nguyên được VNPT chia sẻ đó là gì? Trước đây VNPT đã từng chia sẻ tài nguyên này chưa và có thể đưa ra ví dụ cụ thể?
Ông Nguyễn Văn Tấn : Có thể nói, với hơn 70 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn VNPT đang sở hữu rất nhiều các tài nguyên để có thể hợp tác, hỗ trợ các thí sinh tham gia NTĐV nói riêng và các cộng đồng startup nói chung.
Cụ thể, việc quang hoá, số hoá mạng lưới và công nghệ điều khiển thông minh đã tạo ra một mạng lưới kết nối băng thông siêu rộng cho cả mạng cố định và mạng di động. Đây là điều kiện rất quan trọng để các dịch vụ chất lượng cao, có tính chất phức tạp được triển khai nhanh chóng. VNPT cũng có thể hợp tác về dữ liệu lớn và phân tích Bigdata, AI, VR, cung cấp miễn phí một phần tài nguyên IDC (lưu trữ điện toán đám mây), cung cấp các hàm kết nối chuẩn (API) để các nhà phát triển dịch vụ có thể kết nối nhanh chóng và phát triển dịch vụ… VNPT hiện có khoảng 25 triệu khách hàng sử dụng dch vụ cố định băng rộng và di động (3G, 4G).
Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các sản phẩm đóng gói của các nhóm tham gia Giải thưởng có thể cung cấp một cách nhanh chóng đến tập khách hàng của VNPT. Bên cạnh đó, VNPT cũng có rất nhiều các khách hàng là các cơ quan tổ chức, DN. Thông qua đó, các sản phẩm có quy mô lớn có thể triển khai tới các đơn vị thông qua mối quan hệ hợp tác của VNPT.
Phạm Tân – Nam 35 tuổi – Thưa ông Phạm Tuấn Anh, hiện nay Ban tổ chức đã nhận được bao nhiêu sản phẩm, công trình gửi về tham dự Giải thưởng (về khuyến tài của khuyến học). Ông có thể tiết lộ lĩnh vực này năm nay có bao nhiêu công trình sẽ được tôn vinh trao Giải?
Ông Phạm Tuấn Anh: Theo thông tin chúng tôi nắm được, hiện nay Hội Khuyến học đã nhận được 6 Đề án sáng chế gửi về tham dự Giải thưởng (của lĩnh vực Khuyến tài – Khuyến học). Cả 6 Đề án đều đạt từ 90 điểm trở lên, đồng nghĩa với việc cả 6 Đề án sáng chế đều có cơ hội đoạt giải năm nay. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Trần Tuấn Mạnh – Nam 25 tuổi – Câu hỏi nhóm Rada: Lựa chọn một mô hình kinh doanh còn khá mới tại Việt Nam, khi khởi đầu, nhóm đã gặp những khó khăn gì?
Ông Mã Hoàng Hải: Thứ nhất là chúng tôi phải xác định được bài toán thực sự của người dùng Việt Nam, bởi mô hình và ý tưởng của thế giới thì có nhiều rồi.
Thứ hai là phải tìm được mô hình phù hợp, với ý tưởng, đối tác, tài chính…
Thứ ba là khi làm sản phẩm dịch vụ mới, mình phải thực thi, vận hành, giám sát, lắng nghe phản hồi của thị trường, điều chỉnh, bởi sản phẩm thường không được dễ dàng chấp nhận ngay từ lần đầu tiên. Việc này đòi hỏi 100% năng lượng của nhóm, để mang lại cho khách hàng Việt Nam giải pháp thực sự có giá trị, giải quyết đc các vấn đề của họ trong cuộc sống. Nó đòi hỏi những người sáng lập phải hiểu bài toán giải quyết cho người dùng, chính mình phải trải nghiệm. Đây cũng là một chỉ dấu quan trọng của startup.
Ở Việt Nam, người ta hay nghĩ cái gì mới lạ thì sẽ khó tiếp cận thị trường, nhưng ngày nay điều đó không còn đúng; nếu sản phẩm, dịch vụ mới lạ nhưng đánh đúng nhu cầu thì rất thành công; thời đại số là như vậy. Hạ tầng, công nghệ giúp việc lan tỏa rất nhanh. Vì thế, việc quan trọng nhất là bạn hiểu được khách hàng của mình và mang lại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Và điều quan trọng là phải áp dụng mô hình mới, chứ mô hình truyền thống, cũ thì dễ thất bại.
Travis Kalanick thành lập Uber khi chẳng có kinh nghiệm gì về bước chân vào lĩnh vực vận tải; hay 3 nhà sáng lập AirBnB, theo cảm nhận của cá nhân tôi thì họ dường như hành trang lớn nhất của họ là niềm tin có thể mang lại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Khó khăn khi khởi nghiệp thì chắc chắn có, nhưng mỗi lần tìm được giải pháp vượt qua khó khăn chính là một lần thành công. Và điều quan trọng là bạn giữ vững niềm tin và ý chí.
Bảo Châu – Nam 25 tuổi – Chú Long cho biết làm thế nào để có thể trở thành một “nhân tài Đất Việt” trong lĩnh vực CNTT? Trước một hội đồng giám khảo đều là những chuyên gia đầu ngành, làm thế nào để thí sinh không bị “run”, có thể tự tin bảo vệ sản phẩm của mình?
Ông Nguyễn Long : – Kỹ năng và sáng tạo là điều kiện cần để bạn có thể thực hiện ước mơ NTĐV. Tuy nhiên, điều kiện đủ là phải có khát vọng và đam mê. Cả hai điều này là chưa đủ. Bạn cần rèn luyện thêm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hoàn thiện sản phẩm và kỹ năng đưa sản phẩm vào cuộc sống (thượng mại hóa sản phẩm).
Điều cuối cùng, các bạn phải có ý tưởng khác biệt cho sản phẩm và sáng tạo nó bằng công nghệ mới nhất.
-Chúc mừng nếu bạn được vào vòng chung khảo. Khi bạn được Hội đồng chú ý (hỏi nhiều), mong bạn “không run” tự tin đối thoại với Hội đồng. Đấy là một yếu tố quan trọng để bạn thành công.
Qua những đối thoại với các chuyên gia hàng đầu, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều điều bổ ích để hoàn thiện sản phẩm của mình. Điều đó, nhiều khi còn lớn hơn việc bạn được giải hay không được giải.
Qua nhiều năm, rất nhiều sản phẩm tuy chưa đoạt giải cao nhưng đã đạt được những thành công nhất định. Một vài sản phẩm như Websosanh; VP9, Vexere… tuy chưa được giải cao nhưng đã có thương hiệu trên thị trường.
Lê Thanh Tùng – Nam 37 tuổi – Kính thưa ông Phạm Tuấn Anh, xin ông Tuấn Anh cho biết những tác động tích cực của Giải thưởng Nhân tài đất Việt nói chung và Giải thưởng “Khuyến học – tự học thành tài” đối với phong trào khuyến học tại Việt Nam hiện nay.
Ông Phạm Tuấn Anh: Theo đánh giá của Hội Khuyến học, 5 lĩnh vực hiện nay của Giải thưởng Nhân tài đất Việt gồm Công nghệ thông tin, Khoa học công nghệ, Y dược, Môi trường, và Khuyến học, tự học thành tài đã giúp Giải thưởng đáp ứng rất tốt với phong trào thi đua học tập thường xuyên, học tập suốt đời mà Hội Khuyến học Việt Nam đang phát động.
Hoạt động đó cũng thể hiện truyền thống của dân tộc ta đã có từ ngàn xưa “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và cũng là để học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục người lớn và noi gương học tập suốt đời của Người. Với tinh thần chung “Xây dựng nước, lấy sự học làm đầu; khuyến học, khuyến tài để ngày mai khởi nghiệp”.
Đối với Giải khuyến tài, Tự học thành tài thì đây là một giải pháp để khuyến khích động viên phong trào thi đua trong lĩnh vực học tập của người lao động để phát triển tài năng “Tự học thành tài của họ”.
Hoàng Văn Linh – Nam 20 tuổi – Trở thành startup ở tuổi U40, theo nhóm, đâu là thuận lợi và khó khăn? Với một sinh viên công nghệ, muốn trở thành startup, cần những điều kiện gì?
Ông Mã Hoàng Hải: Trong lĩnh vực startup, theo mình, tuổi tác không phải là vấn đề quá quan trọng, tuổi nào cũng có thể bắt đầu. Theo thống kê, thậm chí độ tuổi 33-48 khởi nghiệp còn có lợi thế. 95% các startup thất bại, chỉ có 5% thành công, nhưng trong 5% đó, 75% là trong độ tuổi 33-48.
Về khó khăn, giống như các startup nói chung, khó khăn trước tiên là sản phẩm có được thị trường chấp nhận không. Thứ hai là tài chính có đủ để triển khai các sản phẩm, ý tưởng mong muốn ra thị trường hay không. Thứ 3 là nhân sự, cần thu hút được những người có tâm huyết và tài năng tham gia startup.
Về thuận lợi, thứ nhất, độ tuổi này chúng tôi không còn ảo tưởng và viển vông mà đã có những kinh nghiệm và trải nghiệm nhất định. Bên cạnh vấn đề công nghệ thì những kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị, điều hành, phát triển đối tác cũng rất quan trọng. Thứ hai là ở độ tuổi này, mạng lưới quan hệ xã hội đã đủ rộng để phối hợp nguồn lực để triển khai công việc một cách hiệu quả. Thứ ba là khả năng xử lý các vấn đề mang tính sức ép hoặc khó khăn đến với doanh nghiệp, thì tâm lý chấp nhận thất bại tốt hơn.
Chính vì những lý do trên, mình nghĩ 33-48 là độ tuổi thích hợp. Lấy ví dụ, ông Travis Kalanick đã sáng lập Uber ở độ tuổi 40, sau khi đã thất bại với một vài startup trước đó.
Về vế thứ hai của câu hỏi của bạn, mình nghĩ bạn nên tham gia các sự kiện, các khóa đào tạo về startup để hiểu rõ việc khởi nghiệp, cách xây dựng startup. Công nghệ là một phần rất quan trọng nhưng không phải tất cả; bạn còn còn cần team hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng, cần những người am hiểu về thị trường, các kỹ năng tiếp thị, cả những kỹ năng bán hàng… Nếu bạn đã có những yếu tố này thì có thể bắt đầu, nếu không có thể tìm kiếm đối tác.
Ý tưởng chưa chiếm đến 1% sự thành công của startup, thực thi mới là việc khó, nên cần sự hợp sức của một đội. Bạn là sinh viên công nghệ thì có thể nghĩ đến chuyện đi phượt để hiểu hơn về khởi nghiệp. Khi muốn đi phượt, đầu tiên là đi đâu, lập team như thế nào, lựa chọn cung đường ra sao… Câu chuyện startup cũng tương tự như vậy, bởi trong hành trình đó có đầy đủ sự mạo hiểm, chia sẻ, thách thức, niềm vui và cả những trả giá. Nếu có sự chuẩn bị tốt và team tốt thì chuyến đi sẽ có những thu hoạch tốt, có những tải nghiệm tốt.
Chúc bạn tìm được ý tưởng tốt và những cộng sự phù hợp để khởi nghiệp! Và khi cần, bạn có thể tìm đế Rada với tư cách là người đi trước để cùng chia sẻ những khó khăn.
Nguyễn Văn Linh – Nam 27 tuổi – Câu hỏi cho ông Nguyễn Văn Tấn: Với vai trò là đơn vị bảo trợ truyền thông, VNPT-Media có những hỗ trợ nào để quảng bá sản phẩm cho các thí sinh, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Tấn : Cùng với báo Dân trí, Tập đoàn VNPT cũng sẽ hỗ trợ truyền thông cho tất cả các thí sinh tham gia Giải thưởng trên tất cả các phương tiện báo chí, phương tiện truyền thông mà VNPT đang sở hữu ngay từ khi các thí sinh nộp hồ sơ tham gia Giải thưởng Nhân tài đất Việt cũng như trong suốt quá trình hợp tác cùng phát triển với VNPT nói chung và VNPT- Media nói riêng sau đó.
Hiện, Tập đoàn VNPT đang sở hữu một hệ thống truyền thông khá đa dạng, bao gồm: Báo điện tử VnMedia, Tạp chí XHTT, hệ thống truyền hình MyTV… Bên cạnh đó, VNPT còn có các phương tiện truyền thông trực tuyến như truyền thông mạng xã hội cùng đồng hành lan tỏa, phổ biến nhanh chóng thông tin liên quan tới các thí sinh dự thi. Ví dụ như ngày hôm nay, toàn bộ nội dung của buổi Giao lưu đang được liên tục được truyền trực tuyến mạng xã hội, trên hệ thống Truyền hình MyTV cũng như nhận câu hỏi giao lưu trực tiếp từ báo điện tử VnMedia. Các hệ thống truyền thông này đang được VNPT giao cho Tổng công ty VNPT-Media quản lý, kinh doanh và phát triển. Đó cũng là lý do VNPT-Media tham gia Giải thưởng Nhân tài đất Việt với vai trò đơn vị Bảo trợ Truyền thông.
Theo từng giai đoạn, từng mốc cụ thể của Giải thưởng, Tập đoàn VNPT cũng sẽ có những chương trình tương tự như thế này để các Báo tham gia bảo trợ thông tin cho Giải thưởng như: Báo Bưu Điện Việt Nam, báo Công Thương, báo Đầu Tư, báo Gia Đình & Xã Hội, báo Giáo Dục & Thời Đại, báo Hà nội mới, báo Khoa Học & Đời Sống, báo Tiền Phong, báo Tin Tức, báo Petro Times, báo VOV News, báo VietNamNet, Thời báo Ngân hàng, báo Sức Khỏe & Đời Sống, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, báo An ninh Thủ đô, báo Tài nguyên & Môi trường… thông tin rộng rãi tới độc giả trên toàn quốc. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào dịp 20/11 và được được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia Việt Nam.
Chiến Văn – Nam 40 tuổi – Anh Long thân mến, tôi thấy anh ngồi ghế Chủ tịch hội đồng giám khảo CNTT từ khá lâu. Cho tôi hỏi,công nghệ cập nhật từng ngày trong khi tuổi anh ngày một cao. Anh có nghĩ rằng mình dần lạc hậu với môi trường CNTT hay cầm cân nảy mực thiếu chính xác không?
Ông Nguyễn Long : Cảm ơn bạn, một câu hỏi rất thú vị. Ghế Chủ tịch Hội đồng Giám khảo với việc chính của tôi là tìm kiếm, tập hợp và mời được các chuyên gia uy tín nhất tham gia hội đồng và đảm bảo tốt nhất để hội đồng có đầy đủ các chuyên gia theo các hướng phát triển của công nghệ. Trong hội đồng có đầy đủ các chuyên gia là các nhà khoa học hàng đầu của các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và các chuyên gia công nghệ cũng như các chuyên gia đã và đang triển khai các ứng dụng từ các đơn vị, doanh nghiệp liên quan ở Việt Nam. Rất may, Chủ tịch hội đồng không quyết định, lựa chọn các sản phẩm tốt hay không tốt. Kết quả bình chọn của NTĐV được chấm, đánh giá theo ý kiến chung của hội đồng qua bỏ phiếu và các ý kiến thẩm định, phản biện của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
Tuy đã có tuổi nhưng tôi được tập thể các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nhân từ Hội tin học Việt Nam và các tổ chức nghề nghiệp về CNTT ủng hộ và giúp đỡ nên chắc chắn sẽ công tâm nhất, minh bạch nhất để lựa chọn được Hội đồng đủ uy tín và kinh nghiệm để bình chọn các sản phẩm xứng đáng đoạt giải NTĐV trong lĩnh vực CNTT.
Lê Trọng Thuỷ – Nam 35 tuổi – Câu hỏi nhóm Rada: Khi tham gia Giải thưởng, nhóm đã đặt mục tiêu nào lên đầu: giành giải thưởng giá trị, cơ hội để truyền thông, quảng bá miễn phí về sản phẩm…?
Ông Mã Hoàng Hải: Cảm ơn bạn về câu hỏi. Cả 3 điều bạn đề cập đều chỉ là hệ quả khi tham gia cuộc thi NTĐV, chứ không phải là mục tiêu của Rada. Khi tham gia cuộc thi, Rada đã có sản phẩm ra thị trường, chứ không phải chúng tôi làm sản phẩm để đi thi.
Đối với Rada, việc được tham gia thi cùng cộng đồng NTĐV là thử thách thật sự và chúng tôi hiểu trong cuộc thi này sẽ khẳng định hình ảnh thương hiệu và giá trị thực sự của Rada đối với cuộc thi nói riêng và cộng đồng người sử dụng Việt Nam nói chung.
Quả thật trong qua trình tham gia cuộc thi, sự làm việc nghiêm túc của ban giám khảo, số lượng đơn vị dự thi đông đảo, sự cạnh tranh lớn… đã tạo áp lực không nhỏ và các giải thưởng đã cho thấy chất lượng cuộc thi rất cao… Vì thế, giải thưởng mà chúng tôi đạt được là sự khẳng định giải pháp mà Rada đang làm. Sau cuộc thi, Rada đã có được những điều như bạn nói.
Lê Trọng Thuỷ – Nam 35 tuổi – Câu hỏi nhóm Rada: Khi tham gia Giải thưởng, nhóm đã đặt mục tiêu nào lên đầu: giành giải thưởng giá trị, cơ hội để truyền thông, quảng bá miễn phí về sản phẩm…?
Ông Mã Hoàng Hải: Cảm ơn bạn về câu hỏi. Cả 3 điều bạn đề cập đều chỉ là hệ quả khi tham gia cuộc thi NTĐV, chứ không phải là mục tiêu của Rada. Khi tham gia cuộc thi, Rada đã có sản phẩm ra thị trường, chứ không phải chúng tôi làm sản phẩm để đi thi.
Đối với Rada, việc được tham gia thi cùng cộng đồng NTĐV là thử thách thật sự và chúng tôi hiểu trong cuộc thi này sẽ khẳng định hình ảnh thương hiệu và giá trị thực sự của Rada đối với cuộc thi nói riêng và cộng đồng người sử dụng Việt Nam nói chung.
Quả thật trong qua trình tham gia cuộc thi, sự làm việc nghiêm túc của ban giám khảo, số lượng đơn vị dự thi đông đảo, sự cạnh tranh lớn… đã tạo áp lực không nhỏ và các giải thưởng đã cho thấy chất lượng cuộc thi rất cao… Vì thế, giải thưởng mà chúng tôi đạt được là sự khẳng định giải pháp mà Rada đang làm. Sau cuộc thi, Rada đã có được những điều như bạn nói.
-Nguyễn Thúy Hằng – Nữ 35 tuổi – xin hỏi Ông Nguyễn Long – Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo lĩnh vực CNTT: trong nhiều năm qua, sản phẩm dịch vụ nào mà ông thấy ấn tượng nhất?
Ông Nguyễn Long : Công nghệ thay đổi theo từng năm, mỗi năm đều có những sản phẩm gây ấn tượng với Hội đồng giám khảo. Thí dụ, năm 2016 khi Bigdata, AI chưa phổ cập nhiều ở Việt Nam thì đã có những sản phẩm hướng công nghệ mới này đã đoạt giải cao nhất. Cũng có điều đáng tiếc, khát vọng Việt Nam tuy rất ủng hộ tuy nhiên những sản phẩm về chip vi xử lý sau nhiều năm không đạt được như kỳ vọng mong muốn.
Ấn tượng nhất đối với tôi khi được thấy khát vọng của các bạn trẻ và rất trẻ được vinh danh tại lễ trao giải. Hầu hết các bạn này hiện đang rất thành công trên con đường sáng tạo của mình.
Nguyễn Văn Hùng – Nam 30 tuổi – Câu hỏi gửi nhóm Rada: Bí quyết để giành giải thưởng Nhân tài Đất Việt của nhóm là gì?
Ông Mã Hoàng Hải: Thứ nhất là Khát vọng: Nhóm phải có mong muốn rằng ý tưởng sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ mang lại sự thay đổi cho cộng đồng.
Thứ hai là Tự tin: Bạn phải tin vào giải pháo của bạn, đội ngũ của bạn, nỗ lực của bạn. Và cuộc thi chính là cơ hội để kiểm nghiệm lại toàn bộ.
Thứ ba là Tính chuyên nghiệp: Cần kỹ lưỡng trong công tác chuẩn bị: tài liệu, trình bày…
Ba yếu tố trên sẽ giúp bạn đạt được thành công trong cuộc thi NTĐV.
Tôi cũng có lời khuyên là nếu cảm thấy chưa hội đủ 3 yếu tố trên thì bạn chưa nên thi. Thứ hạng của bạn trong cuộc thi sẽ thể hiện 3 khía cạnh như tôi nói ở trên, và nó phụ thuộc vào chính bạn và các cộng sự chứ không phải ai đó khác.
– Thanh Hải – Nam 27 tuổi – Với vai trò là đơn vị tổ chức và nhà tài trợ chính và cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, viễn thông của Việt Nam, xin ông cho biết định hướng của VNPT trong việc giúp các tác giả có sản phẩm tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt được ứng dụng vào trong thực tế ?
Ông Nguyễn Văn Tấn : Với vai trò là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, CNTT, VNPT luôn coi trọng yếu tố con người trong việc phát triển của mình, do đó, VNPT cũng rất coi trọng và chào đón sự tham gia của các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung để vào làm việc tại VNPT, qua đó góp phần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong cuộc sống thông qua các dịch vụ của VNPT. Ngoài ra với vai trò là đơn vị tổ chức, chúng tôi cũng chú trọng đến việc giới thiệu các thí sinh tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt đến các doanh nghiệp và các tổ chức, qua đó giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh tế và xã hội của nước nhà.
VNPT có 4 đơn vị chủ lực thuộc lĩnh vực khác nhau về dịch vụ CNTT, dịch vụ số, kinh doanh và hạ tầng. Tuỳ theo sản phẩm của các thí sinh phù hợp với lĩnh vực nào thì sẽ bàn thảo trực tiếp với các đơn vị. VNPT-Media sẽ là đầu mối tiếp xúc và kết nối, ngay từ thời điểm này, các nhóm thí sinh và cộng đồng khởi nghiệp có thể liên hệ để triển khai hợp tác, hoặc thông qua BTC Giải thưởng Nhân tài Đất Việt (http://nhantaidatviet.dantri.com.vn/).
Nguyễn Quang – Nam 30 tuổi – Tôi từng tham gia NTDV cách đây vài năm. Do bận nhiều việc nên thỉnh thoảng tôi mới ngó qua thì thấy trên ảnh, lực lượng giám khảo gần như không thay đổi nhiều. Vậy BTC có cách nào để hạn chế tiêu cực không? Bởi tôi biết danh sách giám khảo rồi “đi đêm” cho cuộc thi năm sau.
Ông Nguyễn Long : Cảm ơn câu hỏi rất trực tiếp. NTĐV có hai Hội đồng song song là Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo. Không phải những năm qua Hội đồng không thay đổi, thông thường năm sau bổ sung thay đổi từ 30-40% thành phần hội đồng để có tính kế thừa và phần cốt lõi về khoa học và công nghệ vẫn là các nhà khoa học và công nghệ từ các trung tâm nghiên cứu, đào tạo hàng đầu Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM). Hội đồng bình chấm theo phương thức chấm theo tiêu chí và phản biện trực tiếp trong các phiên họp và chấm chung khảo công khai, vì vậy hạn chế tối đa các tiêu cực có thể xảy ra. Kết quả bình chọn của NTĐV qua 13 năm qua đã được cộng đồng đánh giá cao và các tác giả NTĐV vẫn vững vàng và phát triển.
Nguyễn Phúc – Nữ 31 tuổi – Ông Mã Hoàng Hải – CEO Công ty Cổ phần Rada: Xin ông cho biết những thành công và nhược điểm của các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam, mà Radar là một ví dụ?
Ông Mã Hoàng Hải:
Về cơ hôi, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và nhiều cơ hội, bởi hạ tầng và trình độ phát triển còn nhiều khoảng trống để phát triển, xã hội còn nhiều bài toán chưa có lời giải… và những vấn đề này cần giải pháp mới, phù hợp với cộng đồng startup.
Về khó khăn, hạn chế, thứ nhất là nhìn nhận của xã hội về startup còn khắt khe; ý tôi muốn nói đến văn hóa chấp nhận sự thất bại.
Thứ hai là thiếu sự ủng hộ, khuyến khích của cộng đồng đối với các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ của startup, nên giảm cơ hội để startup đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng để họ thử nghiệm và góp ý cải thiện sản phẩm.
Thứ ba là vấn đề tài chính – điều không thể thiếu với startup nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Ở Việt Nam, việc tìm kiếm vốn gặp khó khăn cả từ chính sách.
Thứ tư là vấn đề nguồn nhân lực. Các tường ĐH không chuẩn bị cho sinh viên về hành trình khởi nghiệp dù thời gian gần dây đã có thay đổi.
Mặc dù số lượng câu hỏi gửi về chương trình còn nhiều song thời lương đã hết. Ban tổ chức xin hẹn độc giả trong chương trình giao lưu gần nhất.
Báo điện tử VnMedia