Xây dựng 2 dự án bảo tồn thiên nhiên ở khu vực “Hành lang xanh”
(Dân trí) - Sau khi kết thúc dự án Hành lang xanh, Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) sẽ tiếp tục xây dựng 2 dự án bảo tồn thiên nhiên hoang dã và tạo sinh kế bền vững cho người dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
Kế hoạch này vừa được đưa ra tại Hội thảo tổng kết và đánh giá kết quả dự án Hành lang xanh. Theo đó, WWF sẽ xây dựng 2 dự án mới ở khu vực Hành lang xanh: dự án "Chống buôn bán động thực vật hoang dã tại vùng Cổ Chai" nhằm tăng cường thực thi pháp lý bảo vệ các loài sinh vật khỏi nạn buôn bán trái phép và dự án "Phát triển Mây tre bền vững" (do Ủy ban châu Âu tài trợ) để tạo hệ thống sản xuất bền vững cho các sản phẩm mây tre ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Về dự án Hành lang xanh, tiến sỹ Chris Dickinson - Cố vấn trưởng dự án cho biết: Ngoài việc quy hoạch khu bảo tồn sao la, dự án đã giúp mở rộng Vườn quốc gia Bạch Mã, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng và buôn bán động vật hoang dã. Sau 4 năm, dự án đã thiết lập một vành đai bảo vệ khu vực rừng nguyên sinh rộng 134.000ha giữa các khu bảo tồn, vườn quốc gia ở miền Trung Việt Nam với khu bảo tồn Xe Sap (Lào), phát hiện hàng chục loài động, thực vật quý.
Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định 891 loài thực vật, thuộc 490 chi của 131 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 67 loài đặc hữu và gần đặc hữu, 15 loài có thể là phát hiện khoa học mới. Theo nhận định của dự án, vùng được nghiên cứu thuộc dự án Hành lang xanh có tới 1.700-2.000 loài thực vật bậc cao có mạch.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng xác định được 52 loài thú thuộc 21 họ của 7 bộ, cùng với 91 loài ếch nhái, bò sát và 150 loài chim, trong đó có 7 loài phân bố hẹp, 6 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 4 loài trong sách đỏ của thế giới. Trong đó có 15 loài bò sát lưỡng cư, 6 loài chim và nhiều quần thể linh trưởng quan trọng bị đe dọa tuyệt chủng của thế giới như voọc chà vá chân nâu, vượn đen má trắng.
Dự án cũng đã xác định được 15 loài bò sát lưỡng cư, 6 loài chim và nhiều quần thể linh trưởng quan trọng bị đe dọa tuyệt chủng của thế giới như voọc chà vá chân nâu, vượn đen má trắng.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn phát hiện 11 loài động thực vật độc hữu ở các khu rừng nhiệt đới thuộc dãy Trường Sơn lần đầu tiên được thế giới biết đến, bao gồm 2 loài bướm, 1 loài rắn, 5 loài phong lan và 3 loài thực vật khác.
Dự án cũng đã xác định được 15 loài bò sát lưỡng cư, 6 loài chim và nhiều quần thể linh trưởng quan trọng bị đe dọa tuyệt chủng của thế giới như voọc chà vá chân nâu, vượn đen má trắng.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn phát hiện 11 loài động thực vật độc hữu ở các khu rừng nhiệt đới thuộc dãy Trường Sơn lần đầu tiên được thế giới biết đến, bao gồm 2 loài bướm, 1 loài rắn, 5 loài phong lan và 3 loài thực vật khác.
Loài phong lan Saccolabiopsis viridiflora có màu xanh lục.
Dự án Hành lang xanh có tổng kinh phí 2 triệu USD, với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) và vốn đối ứng của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Dự án được triển khai từ 6/2004. Ngoài việc bảo tồn thiên nhiên, dự án còn tài trợ cho người dân ở trong khu vực rừng phát triển vườn ươm, trồng cây ăn quả... nhằm tạo nguồn thu, hạn chế khai thác tài nguyên rừng thiếu bền vững; ngăn chặn săn bắn động, buôn bán động vật hoang dã.
Hồng Kỹ