Chủ động nghênh đón bão

(Dân trí) - Trước mùa mưa bão, chúng tôi đã có chuyến thực địa tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, hai “điểm nóng”về tình hình thiên tai, với tham vọng được “mục sở thị” hiệu quả mô hình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) đang được áp dụng ở đây.

1 USD phòng, tiết kiệm 7 USD chống

 

  một trong 5 “ổ bão” lớn nhất thế giới, bối cảnh môi trường thiên tai xảy ra ở Việt Nam khá  phức tạp. Số vụ thiên tai như bão, lốc tố, hạn hán, nước biển dâng cao gây sạt lở đất... xảy ra ngày càng dữ dội với mật độ năm sau nhiều hơn năm trước. Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là hai trong số những mảnh đất chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai.

 

Chúng tôi có mặt tại huyện Hải Lăng - Quảng Trị và tham gia vào lớp tập huấn do Oxfam (Tổ chức phát triển và cứu trợ quốc tế) hướng dẫn với “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lương thực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, cấp cứu tại chỗ. Lớp tập huấn được tổ chức khá “rầm rộ” ngay từ đầu tháng mà theo như phản ánh của người dân thì đó là những ngày tháng “vui như hội”.

 

Ông Lê Hữu Cường, thôn Hà Lộc - Hải Sơn - Hải Lăng nói: “Trước kia, bão lũ kéo dài hàng mấy tháng trời, cả nhà có thời điểm phải chia nhau từng miếng sắn mốc. Còn như bây giờ, chúng tôi đã biết tích luỹ lương thực, biết chuẩn bị bật lửa, làm gác xép để chứa lương thực khỏi bị ẩm mốc, lũ cuốn… Vì vậy, cái đói không còn là nỗi ám ảnh thường xuyên của chúng tôi trong những ngày mưa bão nữa”.

 



Chủ động nghênh đón bão - 1

Lớp tập huấn trước mùa mưa bão

 

 

Lớp tập huấn có đầy đủ các thành phần, một nhóm tuyên truyền viên “đầu tầu” chỉ dẫn cho bà  con cách phát hiện dấu hiệu của bão, phòng chống bão với những phương pháp khá gần gũi và đơn giản, phù hợp với khả năng tiếp nhận của người dân.

 

Anh Đoàn Minh Cường, tập huấn viên cấp quốc gia về phòng chống giảm nhẹ thiên tai cho biết: “Lớp tập huấn nhằm xoá bỏ tâm lý “Nước đến chân mới nhảy” của người dân nơi đây. Chúng tôi cho họ một nhận thức rằng phải trên tinh thần đón bão chứ không thể bất lực ngồi nhìn bão đến được”.

 

Điểm nổi bật trong hoạt động của mô hình này là việc tổ chức các lớp tập huấn cho người dân địa phương vào tháng 7, tháng 8 để người dân có phương pháp phòng chống bão cho chính gia đình mình vào tháng bão sắp tới. Đây là những tháng đỉnh điểm của mùa mưa bão ở Việt Nam.

 

Theo anh Đào Ngọc Ninh - Đại diện tổ chức Action Aid VN: “ActionAid cùng các tổ chức Phi Chính phủ khác trong mạng lưới Jani đã tích cực “hiện thực hóa” mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nhằm tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người dân vùng bão, lũ. Jani sẽ đưa 1 USD vào việc phòng bão lũ để tiết kiệm được 7 USD vào việc chống bão lũ”.

 

Dân nghênh đón bão

 

 hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được đánh giá là một trong những mô hình phòng chống thiên tai hiệu quả. Sắp tới Chính phủ sẽ thực hiện mô hình này ở 600 xã trên toàn quốc.

 

Tổ chức DWF (Hội thảo phát triển Pháp), tổ chức “hiện thực hóa” mô hình bằng việc hỗ trợ người dân xây dựng các ngôi nhà an toàn để chống lại những cơn bão, lốc tố. Dự án xây nhà an toàn đã từng được “Giải thưởng Quốc tế về nhà ở an toàn cho người nghèo” năm 2008 do BSHF (Angola) tổ chức.

 

Tại Thừa Thiên Huế, các ngôi nhà an toàn thực hiện bởi một đội thợ xây chuyên nghiệp được tổ chức DWF đào tạo qua các lớp tập huấn hàng năm.

 

Chúng tôi dừng chân tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Anh Lê Văn Đẩu, Trưởng ban Thường trực dự án cho biết tại Phú Vang từ năm 2000 đến nay đã có hơn 1.600 nhà gia cố, 200 nhà được xây mới… Dự án chỉ phục vụ đối tượng nghèo khó và từ đó khuyến khích các gia đình khác thực hiện theo để đảm bảo an toàn trong cơn bão. Mỗi gia đình được hỗ trợ khoảng 15 triệu đồng.

 

Người dân ở đây từ nhiều đời nay luôn phải chạy từ chỗ này đến chỗ khác, loanh quanh tìm nơi an toàn tránh bão, thấp thỏm nỗi lo những mái nhà rơm tuềnh toàng bị tốc mái trong cơn bão. Thế nhưng giờ đây, những ngôi nhà an toàn kiên cố được xây dựng đã vĩnh viễn xoá đi những cảnh “chạy loạn” ấy.

 

  Nguyễn Thị Hương, 75 tuổi, xúc động khi chia sẻ: “Nhà mệ ngày trước mỗi lần bão lụt khốn khổ lắm, nước ngập lên tận nóc, phải chạy sang nhà hàng xóm trú nhờ. Mệ già rồi khổ nữa cũng chẳng lo nhưng những đứa con, đứa cháu thì thương chúng quá trời. Người ta tặng tiền, mệ vay thêm, xây được nhà mới đỡ cực. Mừng lắm, con hỉ”.

 

Chủ động nghênh đón bão - 2
Bà Cụ Nguyễn Thị Hương hồ hởi khoe về tổ chức đã hỗ trợ gia đình bà đón bão.

 

 

Nói rồi bà cụ tất tưởi vào nhà mang cho chúng tôi xem tấm biển ghi tên tổ chức hỗ trợ DWF, gương mặt người già hiện rõ niềm vui.

 

Mùa mưa bão sắp đến, bà con vùng bão lũ đã, đang chuẩn bị khá cẩn thận và chu đáo để… đón bão. Họ đã được thổi một luồng tư duy mới. Giờ đây, họ “nghênh đón bão lũ” bằng tư thế của người chủ động trước thiên tai. 

 

Hà Vân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm