Văn hoá giữ chân nhân tài khỏi mất nhân viên vào tay đối thủ cạnh tranh

Các công ty thông minh tuyển dụng và giữ chân nhân tài hàng đầu bằng cách sử dụng các chiến lược liên quan đến văn hóa này.

Văn hoá giữ chân nhân tài khỏi mất nhân viên vào tay đối thủ cạnh tranh - 1

Doanh nghiệp chẳng khi nào giữ được tất cả nhân viên của mình. Bất kỳ lúc nào, bạn cũng có thể mất nhân viên bán hàng hoặc nhà phát triển hàng đầu của mình vào tay đối thủ cạnh tranh lớn nhất, một công ty trong ngành khác hoặc một trong những khách hàng.

Một số nhân viên giỏi nhất có thể quyết định thành lập một công ty của riêng họ. Ngay cả Microsoft, một điểm đến ưa thích cho những tài năng hàng đầu, thường xuyên để vụt mất nhân viên cấp cao vào tay Amazon, Google cũng các đối thủ khác.

Vấn đề là gì? Gói gọn trong một từ thôi, văn hóa. Bạn có thể ném tiền vào những tài năng hàng đầu mà bạn muốn, nhưng nếu bạn không truyền cảm hứng cho các team, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút nhân viên hoặc giữ chân họ trước những lời đề nghị hấp dẫn.

Văn hóa lành mạnh giúp mọi người hạnh phúc và những người hạnh phúc giúp những khách hàng hạnh phúc. Để tạo ra văn hóa hạnh phúc đó, bạn không cần phải tổ chức "Thứ Sáu Miễn Phí Bia" hay cho phép mọi người ra về sau bữa trưa. Bạn chỉ cần cải thiện nhận thức về cảm xúc và mang đến cho nhân viên của bạn môi trường, động lực và đặc quyền quan trọng với họ.

Tại sao bạn phải lắng nghe

Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể coi mình là một người chu đáo và hữu ích. Tuy nhiên, khi các nhân viên bắt đầu đồng ý những lời đề nghị hấp dẫn của công ty khác, bạn nên tự hỏi họ tìm kiếm điều gì ở ngoài kia mà bạn không có.

Như thường lệ, bí quyết là lắng nghe. Nhân viên thích những người quản lý lắng nghe những gì họ nói, ghi nhớ ý kiến và đối xử với họ một cách tôn trọng. Một mối quan hệ tốt không nhất thiết là giữ chân nhân viên trọn đời mà còn là mối quan hệ cá nhân bền vững.

Giả sử bạn có một nhân viên đặc biệt khó chịu khi cô ấy cảm thấy không được tôn trọng. Khi bạn có một cuộc thảo luận sôi nổi với nhân viên đó, bạn có thể nhấn mạnh vào quan điểm của mình để cuộc thảo luận kết thúc sớm hơn hoặc bạn có thể tạm gác lại cho đến khi cả 2 bình tĩnh.

Lựa chọn đầu tiên có thể giúp bạn hoàn thành công việc, nhưng bạn có thể hy sinh hạnh phúc công việc đó của nhân viên.

Lựa chọn thứ hai mệt mỏi hơn trong thời gian ngắn nhưng khôn ngoan hơn trong thời gian dài.

Quá trình này dựa trên sự lắng nghe chủ động. Nếu bạn không chú ý đến những gì nhân viên nói, bạn sẽ không bao giờ biết họ cần gì. Và khi họ tìm thấy ai đó giỏi lắng nghe hơn, họ sẽ nhảy việc ngay lập tức. Lắng nghe chủ động là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng nếu bạn muốn giữ được những nhân viên giỏi nhất của mình, thì đó là cái giá mà bạn cần phải trả.

Hãy thực hiện theo các mẹo này để tạo ra một nền văn hóa không chỉ thu hút những nhân viên giỏi nhất mà còn giữ họ tiếp tục làm ở công ty của bạn khi các công ty tuyển dụng gọi họ:

Văn hoá giữ chân nhân tài khỏi mất nhân viên vào tay đối thủ cạnh tranh - 2

1.Khám phá nguyên nhân của nhân viên

Hãy tìm hiểu xem nhân viên của bạn thích cái gì và họ tức giận vì những điều gì để bạn có thể nói chuyện với từng nhân viên với lòng từ bi và thấu hiểu.

Người bạn thân của tôi thực hành một bài tập tại công ty mà cô ấy thấy rất hữu ích. Mọi người nói chuyện với nhau theo cặp để chia sẻ điều gì đó có ý nghĩa về cuộc sống hoặc công việc của họ. Người đối diện không được phép nói cho đến khi thời gian kết thúc. Khi việc chia sẻ kết thúc, những người tham gia sẽ có thể cảm thông hầu hết những điều người đối diện muốn truyền tải cho họ một cách tương đối chính xác.

Quan trọng là dạy cho nhân viên cách lắng nghe chăm chú mà trong đầu không suy nghĩ lát nữa họ sẽ nói gì. Trong một thế giới nơi những thứ gây xao lãng (như điện thoại thông minh) là vua, những bài tập này rất hữu ích để tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ hơn trong các team.

2.Trao quyền cho nhân viên, và xem cách họ sử dụng nó

Hành động mạnh hơn lời nói. Hãy để nhân viên đưa ra quyết định với hiệu quả thực sự, và xem cách họ sử dụng quyền đó. Câu trả lời sẽ cho bạn biết giá trị văn hóa của bạn là gì và cách team phản ứng với trách nhiệm.

Chúng tôi cho phép nhân viên của mình thiết lập các mục tiêu tăng trưởng của riêng họ theo từng quý một. Các công ty khác cũng tương tự. Một khảo sát gần đây từ Paychex cho thấy 73% nhân viên mong muốn các nhà tuyển dụng cho họ quyền tự phục vụ vì vậy nhân viên rõ ràng muốn kiểm soát cuộc sống của chính họ.

Văn hoá giữ chân nhân tài khỏi mất nhân viên vào tay đối thủ cạnh tranh - 3

Luôn theo dõi về cách các chính sách trao quyền cho nhân viên khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến các số liệu như mức độ tương tác và sau đó rút ra kết luận từ mức độ tương tác đến lợi nhuận. Tương tác nhiều hơn sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

3.Không dựa vào những quy định bất thành văn

Viết ra các quy tắc bạn mong đợi nhân viên tuân theo, và sau đó tự mình tuân thủ chúng. Nhân viên sẽ có ấn tượng với các công ty có quy định rõ ràng, nhưng chỉ khi những người đứng đầu cũng tuân theo nó.

Richard Branson đã không trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới một cách tự nhiên. Trong doanh nghiệp của mình, Branson đối xử với nhân viên với sự tôn trọng và luôn nói rõ ràng những kỳ vọng của mình. Triết lý đó đã đưa Virgin trở thành một trong những nhà tuyển dụng được tìm kiếm nhiều nhất ở Vương quốc Anh trên LinkedIn. Bởi vì tài năng hàng đầu sẽ đổ xô vào một công ty hiểu được giá trị văn hóa của mình.

Đối với nhân viên, mong muốn của họ không chỉ ở lại vì tiền lương và phúc lợi. Bằng cách tạo ra một nền văn hóa tuyệt vời và cho tài năng hàng đầu thấy được văn hóa đó, các công ty có thể thu hút nhiều ứng cử viên hơn và giữ chân nhân viên giỏi lâu hơn. Hãy thực hiện các mẹo này để đầu tư vào văn hóa và biến nó thành một công cụ mạnh mẽ để tuyển dụng và tương tác.

Nhân viên Amazon vừa lỡ tay làm rò rỉ template email marketing gửi cho khách hàng: Ai làm sales hay marketing đều nên đọc ngay để học hỏi!

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp