Tăng lương tối thiểu vùng năm 2015: Cần thực hiện đúng Kết luận số 23-KL/TƯ
Kết luận số 23-KL/TƯ (ngày 29.5.2012) tại Hội nghị lần thứ năm BCH T.Ư Đảng khóa XI nêu rõ “Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đến năm 2015 đạt mức nhu cầu tối thiểu”. Thời điểm đó, lộ trình này đã được cân nhắc kỹ trước khi đưa ra. Bây giờ là lúc cả Nhà nước, các doanh nghiệp (DN) và đại diện người lao động (NLĐ) có trách nhiệm thực hiện chủ trương này.
Nhiều công nhân coi bữa ăn ca là bữa ăn chính trong ngày, bởi mức lương của họ không đủ sống. Ảnh: Hải Nguyễn
Trả lương cao cho CN, DN ổn định hơn
Tại Cty CP Prime Group, năm 2012 thu nhập bình quân của CNLĐ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Đó là thời điểm thỉnh thoảng DN phải đối phó với những vụ ngừng việc tập thể, CNLĐ thì liên tục nhảy việc. Đó cũng là giai đoạn DN bị “rơi” xuống đáy của sự làm ăn kém hiệu quả, phải chuyển đổi chủ sở hữu.
Trước tình hình đó, CĐ Cty phối hợp với chuyên môn vừa triển khai các biện pháp thúc đẩy SXKD, vừa quan tâm chăm lo, nâng thu nhập cho CNLĐ. Thu nhập của họ tăng dần, hiện bình quân khoảng 6,5 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Hữu Quý - Chủ tịch CĐ Cty - cho biết, khi thu nhập tăng, CNLĐ yên tâm làm việc, cống hiến vì sự ổn định và phát triển của DN. Hiện nay, nhờ sự chủ động tham gia của CĐ Cty, TƯLĐTT của đơn vị có nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật, như: Tổ chức đưa CNLĐ đi mua sắm ở siêu thị vào một số ngày lễ, 100% CN được DN mua bảo hiểm thân thể. .. Đó chính là những điều kiện cần thiết để DN khởi sắc trở lại.
Còn tại Phú Thọ, ông Lê Anh Dũng – Chủ tịch CĐ các KCN tỉnh – cho rằng, DN nào không quan tâm chăm lo đời sống của CNLĐ, DN đó lập tức gặp vấn đề về quan hệ LĐ. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 8 vụ ngừng việc tập thể, làm một số DN bị ngừng trệ SXKD 5 – 7 ngày. Tất cả các vụ ngừng việc này đều liên quan tới việc DN không chấp hành đầy đủ quy định về giải quyết các chế độ cho NLĐ, đặc biệt là về lương, thưởng.
Một số DN chi trả lương, thưởng ở mức cao cho CN, nhiều năm qua không xảy ra tình trạng như vậy.
Phải nỗ lực thực hiện Kết luận số 23-KL/TƯ
Nói về tính thực tiễn của Kết luận số 23-KL/TƯ, ông Bùi Hồng Đô – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc – cho biết, điều đầu tiên phải khẳng định rằng, việc đảm bảo cho NLĐ có thu nhập tối thiểu ngang bằng với mức sống tối thiểu là trách nhiệm của bất cứ DN nào. NLĐ không đủ sống, họ làm sao có thể làm việc nổi, chứ chưa nói tới làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình.
Thứ hai, việc đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, mức lương tối thiểu của NLĐ đạt mức nhu cầu tối thiểu không phải là điều xa vời. Cho dù các DN đã phải đối mặt với những khó khăn nhất định do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng với việc lo cho NLĐ đạt mức sống tối thiểu, chắc không quá sức các DN.
Tại Vĩnh Phúc, một số DN chịu tác động lớn từ khủng hoảng kinh tế như Cty Toyota VN, Cty Honda VN, một số DN ngành thép... vẫn chăm lo tốt cho NLĐ bằng mức lương khá cao, đến nay đã bước đầu vượt qua khó khăn.
Tại một số DN của ngành hóa chất như Cty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (thu nhập bình quân của NLĐ hơn 11 triệu đồng/tháng), Cty phân đạm và hóa chất Hà Bắc (thu nhập bình quân của NLĐ hơn 9 triệu đồng/tháng)... thời gian qua cũng phải đối mặt với khó khăn tương tự, nhưng các đơn vị này vẫn nỗ lực đảm bảo mức thu nhập khá cao cho NLĐ và DN luôn yên tâm với đội ngũ luôn phấn đấu hết mình vì sự phát triển.
Tại Cty CP Prime Group, năm 2012 thu nhập bình quân của CNLĐ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Đó là thời điểm thỉnh thoảng DN phải đối phó với những vụ ngừng việc tập thể, CNLĐ thì liên tục nhảy việc. Đó cũng là giai đoạn DN bị “rơi” xuống đáy của sự làm ăn kém hiệu quả, phải chuyển đổi chủ sở hữu.
Trước tình hình đó, CĐ Cty phối hợp với chuyên môn vừa triển khai các biện pháp thúc đẩy SXKD, vừa quan tâm chăm lo, nâng thu nhập cho CNLĐ. Thu nhập của họ tăng dần, hiện bình quân khoảng 6,5 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Hữu Quý - Chủ tịch CĐ Cty - cho biết, khi thu nhập tăng, CNLĐ yên tâm làm việc, cống hiến vì sự ổn định và phát triển của DN. Hiện nay, nhờ sự chủ động tham gia của CĐ Cty, TƯLĐTT của đơn vị có nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật, như: Tổ chức đưa CNLĐ đi mua sắm ở siêu thị vào một số ngày lễ, 100% CN được DN mua bảo hiểm thân thể. .. Đó chính là những điều kiện cần thiết để DN khởi sắc trở lại.
Khoản 1, Điều 91 của Bộ luật LĐ 2012 nêu rõ: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện LĐ bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ...”. |
Còn tại Phú Thọ, ông Lê Anh Dũng – Chủ tịch CĐ các KCN tỉnh – cho rằng, DN nào không quan tâm chăm lo đời sống của CNLĐ, DN đó lập tức gặp vấn đề về quan hệ LĐ. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 8 vụ ngừng việc tập thể, làm một số DN bị ngừng trệ SXKD 5 – 7 ngày. Tất cả các vụ ngừng việc này đều liên quan tới việc DN không chấp hành đầy đủ quy định về giải quyết các chế độ cho NLĐ, đặc biệt là về lương, thưởng.
Một số DN chi trả lương, thưởng ở mức cao cho CN, nhiều năm qua không xảy ra tình trạng như vậy.
Phải nỗ lực thực hiện Kết luận số 23-KL/TƯ
Nói về tính thực tiễn của Kết luận số 23-KL/TƯ, ông Bùi Hồng Đô – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc – cho biết, điều đầu tiên phải khẳng định rằng, việc đảm bảo cho NLĐ có thu nhập tối thiểu ngang bằng với mức sống tối thiểu là trách nhiệm của bất cứ DN nào. NLĐ không đủ sống, họ làm sao có thể làm việc nổi, chứ chưa nói tới làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình.
Thứ hai, việc đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, mức lương tối thiểu của NLĐ đạt mức nhu cầu tối thiểu không phải là điều xa vời. Cho dù các DN đã phải đối mặt với những khó khăn nhất định do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng với việc lo cho NLĐ đạt mức sống tối thiểu, chắc không quá sức các DN.
Tại Vĩnh Phúc, một số DN chịu tác động lớn từ khủng hoảng kinh tế như Cty Toyota VN, Cty Honda VN, một số DN ngành thép... vẫn chăm lo tốt cho NLĐ bằng mức lương khá cao, đến nay đã bước đầu vượt qua khó khăn.
Tại một số DN của ngành hóa chất như Cty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (thu nhập bình quân của NLĐ hơn 11 triệu đồng/tháng), Cty phân đạm và hóa chất Hà Bắc (thu nhập bình quân của NLĐ hơn 9 triệu đồng/tháng)... thời gian qua cũng phải đối mặt với khó khăn tương tự, nhưng các đơn vị này vẫn nỗ lực đảm bảo mức thu nhập khá cao cho NLĐ và DN luôn yên tâm với đội ngũ luôn phấn đấu hết mình vì sự phát triển.
Chị Phan Thị Minh Thu - Chủ tịch CĐCS, Trưởng ban Nữ công CĐCS Cty TNHH CN–TM giày da Tích Hanh: Thử tính, tiền nhà trọ, tiền điện nước đã chiếm từ 40-60% lương tối thiểu, vậy CN sống bằng gì, ăn bằng gì? Để tăng thu nhập, CN phải tăng ca, nhưng tiền tăng ca được tính dựa vào tiền lương cơ bản, lương cơ bản thấp thì thu nhập thấp. Phải tăng lương tối thiểu từ 3,2 - 3,4 triệu đồng/tháng thì mới phần nào đảm bảo cuộc sống tối thiểu của NLĐ. K.Ninh ghi CN Đỗ Ngọc Dũng - KCN Mê Linh, Hà Nội: Hiện nay, lương của tôi là 3 triệu đồng/tháng, mặc dù mức này đã cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, nhưng tôi vẫn gặp nhiều khó khăn vì có quá nhiều khoản chi phí... Tôi phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập. Khi điều chỉnh mức lương tối thiểu, các cơ quan cần tìm hiểu sát với thực tế mức thu nhập, chi tiêu của NLĐ. H.A ghi CN Nguyễn Thanh Hải - Cty ống thép Hòa Phát, Hưng Yên: Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng tại Hưng Yên là 1,8 triệu đồng/tháng, tuy nhiên khi trả lương cho NLĐ, tại NM ống thép Hòa Phát, lãnh đạo DN đã trả cho NLĐ (khi ký HĐLĐ có thời hạn với Cty) từ 2,5 - 2,75 triệu đồng/tháng (tùy theo vị trí công việc). Ngoài lương, NLĐ còn có thêm thu nhập từ làm thêm giờ, vượt mức khoán, tiền ăn ca... do đó trung bình mỗi CN tại Cty thu nhập khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập trên thì NLĐ chỉ đáp ứng được phần nào cuộc sống, bởi phải chi tiêu quá nhiều khoản. H.A ghi Bà Lê Thị Mùa - đội 6, thôn Bầu, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội: Tôi có hơn 10 phòng trọ cho thuê và người thuê đa số là CNLĐ làm việc tại KCN Bắc Thăng Long. Theo quan sát của tôi, một CN chi cho mỗi bữa ăn khoảng hơn 10.000đ, trong đó, rau: 3.000đ; đậu 2 bìa: 6.000đ; trứng vịt: 3.500đ/quả... Với bữa ăn như vậy, CN không đủ chất dinh dưỡng, nên người cứ “xanh mướt”. Do thu nhập thấp, chi phí nhiều, nên một số CN đang thuê phòng đã có ý định về quê tìm việc khác. V.L ghi |
Theo Bắc Việt/Báo Lao Động