1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Phụ nữ, trẻ em bị tác động như thế nào trong đại dịch Covid-19?

(Dân trí) - Số cuộc gọi đề nghị can thiệp có liên quan đến bạo lực trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn cách ly vì dịch Covid-19 tăng đột biến. Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.

Hôm nay, Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên ASEAN tổ chức Hội nghị đặc biệt trực tuyến quốc tế về các biện pháp bảo vệ và phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Nhiều cuộc gọi nhờ can thiệp 

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Ý Duyên, Chuyên gia UNICEF tại Việt Nam cho rằng: “Khi đại dịch covid mới xảy ra, đa số mọi người chỉ nghĩ rằng đây là dịch bệnh và chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng mà thôi, và nhiều người còn thờ ơ với những ý kiến của các nhà hoạt động về bảo vệ trẻ em và phụ nữ về việc cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ trẻ em và phụ nữ khỏi bạo lực”.

Nhưng rất may, theo bà Duyên, không lâu sau đó, nhiều người đã nhận ra những tác động tiêu cực của đại dịch lên trẻ em và phụ nữ, không chỉ về sức khỏe do nguy cơ lây nhiễm mà còn về thể chất và tinh thần do mặt trái của các biện pháp như giãn cách xã hội, đóng cửa trường học, doanh nghiệp, và dịch vụ.

Theo UNICEF, trước khi xảy ra đại dịch Covid, bạo lực trẻ em ở gia đình và trên mạng đã xảy ra với trẻ em trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 1 tỷ trẻ em bị bạo lực về thể chất, tinh thần và xâm hại tình dục.

Phụ nữ, trẻ em bị tác động như thế nào trong đại dịch Covid-19? - 1

Bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng, Vụ hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH (giữa) và 2 đại diện từ UNICEF tại Việt Nam.

Và khi cuộc sống hàng ngày bị xáo trộn bởi đại dịch Covid-19, trẻ em đã có nguy cơ bị bạo lực có thể cảm thấy dễ bị tổn thương hơn nữa, cả ở trong gia đình, lẫn trên mạng xã hội. Còn những em không bị nguy cơ bạo lực trước đây, cũng có thể cảm thấy có nguy cơ, vì bệnh tật, trường học đóng cửa, cha mẹ mất việc, và các biện pháp cách ly làm tăng thêm những căng thẳng cho các gia đình, dẫn đến những hành vi có hại cho trẻ.

Một nghiên cứu về hậu quả của bạo lực tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho thấy tống thiệt hại kinh tế của vấn đề bạo lực đối với trẻ em, đặc biệt liên quan đến sức khỏe và hậu quả của các hành vi gây nguy hại tới sức khỏe lên tới 209 tỷ USD (2012) hoặc gần 2%GDP của khu vực.

Cụ thể, trong giai đoạn vừa qua hơn 1 tỷ rưỡi trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi các trường học bị đóng cửa. Bạo lực gia đình gia tăng nhiều nơi trên thế giới.

Còn ở Việt Nam, tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em cũng đã nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư vấn hoặc đề nghị can thiệp có liên quan đến bạo lực trẻ em và phụ nữ. Ngôi nhà bình yên của Trung Tâmphát triển phụ nữ cũng chia sẻ về số lượng gia tăng các cuộc gọi đề nghị can thiệp vì bạo lực gia đình.

“Trong thời gian vừa qua trẻ em phải học online. Dành thời gian nhiều trên mạng cũng các nguy cơ bị xâm hại và bạo lực trên mạng gia tăng với các em.Vì chưa ý thức được các nguy cơ trên mang, các em có thể bị dụ dỗ chia sẻ những thông tin và hìinh ảnh riêng tư, nhạy cảm dung trên mạng. Và hậu quả là các em có thể sẽ và dân đến bị lợi cảm thấy xấu hổ, mất tự tin hoặc thậm chí tim đã”, bà Duyên nhấn mạnh

Để ngăn chặn tình trạng này, trong thời gian tới, UNICEF cho biết mong muốn tiếp tục được hợp tác với Bộ LĐTBXH và các bộ ngành và tổ chức liên quan để tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em để ngăn ngừa và giải quyết tất cả các hình thức xâm hại, bạo lực và bóc lột trẻ em.

UNICEF đề nghị Việt Nam nên tăng cường nhân lực bảo vệ trẻ em. Cần thiết phải có một nhân viên/cán bộ công tác xã hội được đào tạo chuyên môn để hỗ trợ phòng ngừa, báo cáo và can thiệp kịp thời các trường hợp bạo lực xâm hại trẻ em.

Nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em cho các cán bộ liên quan trong các ngành y tế, giáo dục, tư pháp, công an Tăng cường tính hiệu quả của đường dây nóng Tăng cường phối hợp liên ngành: y tế, giáo dục, CTXH, tư pháp, công an trong bảo vệ trẻ em

UNICEF cũng muốn tăng cường hợp tác với các tổ chức, các nước trong khu vực, khu vực tư nhân, doanh nghiệp để tăng cường nguồn lực và chia sẻ kinh nghiệm trong bảo vệ trẻ em.

Tổ chức này cũng muốn vận động Việt Nam tăng độ tuổi trẻ em lên đến 18 tuổi thay vì 16 tuổi như hiện nay.

Thành lập quỹ hỗ trợ 

Tham gia tham luận tại Hội nghị trực tuyến, bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng, Vụ hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB&XH, chia sẻ, mặc dù số người nhiễm bệnh Covid-19 ở Việt Nam ít nhưng những ảnh hưởng của dịch với đời sống kinh tế, xã hội của người dân Việt Nam là rất lớn và chưa thể ước tính chính xác, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em.

“Trong thời gian giãn cách xã hội như nhiều quốc gia trên trong khu vực và trên thế giới, vấn để bạo lực gia đình dang trở nên nhức nhối, phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực cao hơn, bao gồm bao lực do chồng/bạn tình và các thành viên trong gia đình gây ra, với nhiều hình thức khác nhau do hạn chế đi lại, môi trường khép kín trong nhà trong một thời gian dài và căng thẳng gia đình leo thang”, bà Đức nhấn mạnh.

Trong thời gian giãn cách xã hội do Covid-19, số lượng cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng 1900969680 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tăng 50%.

Số lượng được hỗ trợ tham vấn của Ngôi nhà Bình Yên (là nơi tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình và bị mua bán trở về, thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) tăng gấp 7 lần; số lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào NBY tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tiến hành Khảo sát nhanh ảnh hưởng của dịch Covid -19 đến trẻ em trong thời gian 15 ngày (từ ngày 15 – 30/4/2020) với 01 Bộ câu hỏi dành cho trẻ em dưới 18 tuổi và người chăm sóc trẻ từ 18 tuổi trở lên.

Khảo sát được thực hiện đối với nhóm trẻ ở 3 miền Bắc, Trung và Nam với 707 bản trả lời của trẻ em và 2027 bản trả lời của người chăm sóc.

Đánh giá chung của trẻ trong thời kỳ này chủ yếu gặp phải những khó khăn/ áp lực trong việc học tập (60%). Trẻ chưa có kiến thức hoặc chưa thành thạo các kỹ năng sử dụng Internet an toàn (42%).

Điều này xảy ra hầu hết ở các tinh/thành có trẻ tham gia khảo sát, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, do các gia đình thường xuyên ở nhà cùng nhau, 48% trẻ tham gia khảo sát cũng gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% bị đánh. Có 32,5% số trẻ cảm thấy bố mẹ không gần gũi, quan tâm trong thời gian này.

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra các khuyến nghị về việc giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong thời kỳ dịch bệnh.

Cụ thể, cần phải khảo sát tác động của tinh hình dịch Covid-19 tới đời sống của phụ nữ và trẻ em, tình trạng mất việc làm, thu nhập dẫn đến gia tăng tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; Tăng cường các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ nạn nhân.

Bộ LĐ-TB&XH đề nghị tiếp tục xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách; xây dựng các Chương trình, Đề án nhằm phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Tăng cường các khóa đào tạo sử dụng các ứng dụng trực tuyến trong việc nhằm chuẩn bị các kỹ năng cần thiết của việc sử dụng internet để giải quyết công việc trong thời gian tới.

Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới trong các tình huống khủng hoảng, đặc biệt là giữa các đơn vị cung dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, các nhà tạm lánh giữa các nước trong khu vực.

Quan tâm hỗ trợ phụ nữ, trẻ em thuộc các nước ASEAN đang sinh sống, làm việc tại nước sở tại để kịp thời ứng phó với bạo lực giới, đảm bảo sự an toàn trong tinh hình huống khẩn cấp, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp trong khu vực và trên thế giới.

Bà Hà Thị Minh Đức cũng khuyến nghị thành lập quỹ hỗ trợ phụ nữ ASEAN bị bạo lực vượt qua khủng hoảng.

Minh Anh