Nghệ thuật viết thư tự giới thiệu
Thư tự giới thiệu là công cụ tìm kiếm công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ ứng viên nào. Lá thư này mang đến cho bạn cơ hội được tự giới thiệu với các nhà tuyển dụng, cũng như thu hút sự chú ý của họ về các kỹ năng và kinh nghiệm nào đó.
Nếu được thực hiện đúng phương pháp, nó có thể giúp cho resume của bạn nằm ở vị trí đầu tiên trong hồ sơ ứng viên của nhà tuyển dụng. Sau đây sẽ là 6 bí quyết giúp bạn thực hiện điều này.
1. Ghi rõ tên người nhận
Đừng bao giờ viết thông tin người nhận trong thư tự giới thiệu một cách chung chung như “Giám đốc tuyển dụng”. Hãy gọi đến công ty và hỏi tên của người mà bạn có thể gửi resume đến. Nếu công ty không cung cấp, hãy thử các cách khác như làm quen với các nhân viên hay tìm kiếm trên webiste công ty. Việc nêu rõ họ tên trên thư sẽ tăng thêm tính trang trọng và làm cho người khác không xem đây là bức thư rác.
2. Tập trung vào vấn đề chính
Thư tự giới thiệu không bao giờ được quá một trang, vả lại do phải đính kèm các thông tin như địa chỉ trả về và địa chỉ công ty dẫn đến các khoảng trống còn lại sẽ không nhiều. Đây là nguyên nhân buộc bạn phải giải thích lý do viết thư ngay lập tức.
Nếu bạn đang phản hồi cho một mẫu đăng tuyển trên báo, hãy đề cập đến mẫu quảng cáo và vị trí nộp đơn trong dòng đầu tiên hay thứ 2. Trong trường hợp được một cá nhân giới thiệu, bạn cũng cần nêu rõ điều này.
3. Bộc lộ các kiến thức về công ty
Cách để gây chú ý với nhà tuyển dụng là chứng tỏ sự chuẩn bị của bạn. Trước khi bắt tay vào công việc viết thư, hãy tìm hiểu về công ty thông qua các tin tức và sự kiện gần đây như tình hình tài chính, khả năng phát triển, các thành công... Sau đó, đem những kiến thức này vào lá thư.
Ví dụ, bạn có thể mở đầu bằng cách đề cập đến một câu chuyện gần đây mà bạn đọc được về thành công của công ty khi mở rộng ra thị trường thế giời, và thể hiện ý nguyện được vận dụng các kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế để giúp nâng cao hơn vị thế của công ty.
4. Đáp ứng đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bạn nên đề cập trong thư những điều mà công ty đang tìm kiếm ở các ứng viên. Điều này có nghĩa là bạn phải chú ý đến mẫu đăng tuyến và mô tả công việc. Nếu công ty cho biết họ đang tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm quản nguồn vốn, hãy chắc chắn là kinh nghiệm của bạn được trình bày một cách cụ thể nhất, ví dụ: “Tôi đã có kinh nghiệm quản trị nguồn vốn trị giá 5 triệu USD và liên tục hoàn thành các mục tiêu tài chính được đề ra”.
Hãy sử dụng thư tự giới thiệu để chỉ rõ sự phù hợp của bạn với yêu cầu công việc. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là làm cho người đọc đi đến cùng một kết luận như bạn một cách dễ dàng.
5. Hứa hẹn sẽ thực hiện
Hãy kết thúc thư bằng lời hứa sẽ liên hệ với công ty và cam kết sẽ hành động để chứng tỏ cho lời nói. Lá thư sẽ trở nên quá quan trọng khi được kết thúc bằng câu nói: “Tôi mong được nhận tin tức của Ông/Bà”. Hãy thử một cách khác chủ động hơn: “Tôi sẽ liên lạc với Ông/Bà vào tuần tối để sắp xếp thời gian thuận tiện nhất cho cuộc gặp mặt của chúng ta”.
6. Đọc lại nhiều lần
Có phải bạn đã chán ngấy các lá thư tự giới thiệu và có cảm giác đã đọc nó đến gần 100 lần phải không? Tuy nhiên, việc đọc đi đọc lại nhiều lần là điều cần làm nhằm bảo đảm không có bất kỳ lỗi đánh máy, chính tả hay ngữ pháp nào.
Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi phải chỉnh sửa liên lục, hãy nhờ bạn bè hay gia đình đọc hộ. Người ngoài cuộc thỉnh thoảng lại sáng hơn người trong cuộc mà.
Theo Diễn Dàn Doanh Nghiệp