Lương trong thời gian thử việc tính ra sao?

(Dân trí) - Quy định về thử việc là một kiến thức pháp luật khá quan trọng. Tuy nhiên, nếu như không nắm rõ được quy định về thử việc thì nhiều người lao động thường bị xâm phạm đến quyền lợi trong thời gian này.

Theo Luật gia Nguyễn Văn Nghĩa (Công ty Luật LSX), pháp luật hiện nay chưa quy định rõ thế nào là “thử việc”, tuy nhiên có quy định về quyền được giao kết về hợp đồng thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động tại khoản 1 điều 26 Bộ Luật Lao động 2012 như sau:

Điều 26. Thử việc

1.Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc...

Ta có thể hiểu đơn giản, thử việc là việc làm thử một công việc trong một thời gian nhất định để đối với người lao động quyết định xem có làm cv đó hay không, còn đối với người sử đụng lao động xem có quyết định sự dụng lao động đó, nhân sự đó hay không.

 Rõ ràng, thời gian thử việc này đóng một vai trò khá quan trọng cho cả người sử dụng và người lao động. Bởi lẽ, việc kết thúc hợp đồng thử việc nó dễ hơn rất nhiều khi chấm dứt Hợp đồng lao động chính thức rồi, việc chấm dứt Hợp đồng này sẽ khó khăn và cần nhiều thủ tục hơn rất nhiều so với Hợp đồng thử việc.

 Quy định về thử việc

Thứ nhất, Thời gian thử việc

Về thời gian thử việc thì tại Điều 27 Luật Lao động 2012 có quy định về thời gian thử việc như sau:

Đối với công việc phức tạp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: thời gian thử việc tối đa là 60 ngày;

Đối với công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ  thời gian thử việc tối đa là 30 ngày;

Đối với các công việc khác hay không cần trình độ như trên: thời gian thử việc tối đa là 6 ngày;

 Lưu ý rằng người sử dụng lao động chỉ được thử việc duy nhất 1 lần.

 Sau thời gian thử việc, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lời kết quả thử việc trong vòng 3 ngày đối với các công việc có thời gian thử việc tối đa là 30 ngày và 60.

Còn với công việc có thời gian thử việc tối đa là 6 ngày thì ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động cần thông báo kết quả thử việc cho người thử việc biết.

 Các thông tin này cũng được ghi nhận tại Điều 7 Nghị định 5/2015/NĐ-CP:

Thứ hai, lương thử việc là bao nhiêu?

 Về mức lương, lương thử việc do thỏa thuận nhưng không được ít hơn 85% mức lương của công việc đó.

 Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Mà mức lương do 2 bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mỗi năm thì mức lương tối thiểu vùng lại thay đổi, tùy vào từng địa phương mà sẽ có mức lương tối thiểu vùng khác nhau, tuy nhiên từ 01/01/2020 mức lương sẽ là:

Chẳng hạn như nếu bạn làm việc ở các thành phố lớn thì bạn thuộc vùng I, mức lương sẽ là 4.420.000 đồng/tháng, nếu bạn thuộc trình độ cao đẳng, đại học thì sẽ được thêm ít nhất 7% nữa. Quy định tại Điều 3 90/2019/NĐ-CP.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c). Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

 Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Thứ ba, thử việc thì có được đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 thì:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền; nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b; c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này”.

Vậy, điểm a, b, c, d, đ, g Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định như thế nào:

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b)Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú; số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g)Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hộivà bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Việc thỏa thuận về đóng bảo hiểm xã hội là không bắt buộc đối với nhân viên thử việc. Nhưng trên thực tế thì có rất ít doanh nghiệp chịu chi tiền; đóng bảo hiểm cho nhân viên thử việc.

Tuy nhiên, khi đã ký hợp đồng lao động chính thức; việc không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là hành vi vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ngọc Hân (thực hiện)