Kiểu gì cũng thiệt!

(Dân trí) - Khi xảy ra tai nạn lao động, nhiều lao động không có BHXH phải ôm thương tật, kiểu gì cũng thiệt thòi vì bị chủ doanh nghiệp “ngó lơ”

Năm 2012, anh Vũ Ngọc Dũng (21 tuổi), công nhân (CN) Công ty T.Đ.H (tỉnh Đồng Nai), bị điện giật khi đang làm việc tại công ty. Sau gần 3 năm điều trị, anh Dũng được chẩn đoán bị khô não, thường xuyên co giật và phải sống cuộc đời thực vật.

Theo Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ thương tật của Dũng là 85% song phía công ty chỉ hỗ trợ anh 71 triệu đồng. Ngoài ra, anh không hề nhận được bất cứ khoản trợ cấp nào khác, trong khi chi phí điều trị tính đến thời điểm này đã hơn 500 triệu đồng.

Phủi trách nhiệm

Bà P.T.T, mẹ Dũng, cho hay từ lúc anh bị tai nạn, cuộc sống gia đình bà đảo lộn. Vợ chồng bà phải đóng cửa tiệm may, người con trai đầu cũng phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc Dũng. Sau khi một công nhân bị tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ, công nhân một công ty ở quận 12, TP HCM đã ngừng việc đòi được tham gia BHXH.

Sau khi một công nhân bị tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ, công nhân một công ty ở quận 12, TP HCM đã ngừng việc đòi được tham gia BHXH

Do chi phí điều trị khá lớn lại không có BHYT, quá túng quẫn, gia đình đã yêu cầu công ty hỗ trợ hoặc chí ít làm thủ tục để anh Dũng được hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) thì nhận được câu trả lời lạnh lùng: “Anh Dũng chưa ký hợp đồng lao động với công ty, chưa tham gia BHXH nên không được hưởng trợ cấp TNLĐ; công ty cũng không có trách nhiệm bồi thường”.
Kiểu gì cũng thiệt!

Sau khi một công nhân bị tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ, công nhân một công ty ở quận 12, TP HCM đã ngừng việc đòi được tham gia BHXH

Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng hiện nay, có không ít người lao động (NLĐ) ngầm đồng tình với việc trốn đóng BHXH của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Một mặt, vì NLĐ muốn bảo toàn mức thu nhập; mặt khác, họ khá chủ quan khi nghĩ rằng khi có sự cố không may xảy ra, pháp luật vẫn bảo vệ họ bởi theo quy định, nếu NSDLĐ không tham gia BHXH cho NLĐ thì khi xảy ra TNLĐ vẫn phải bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải NSDLĐ nào cũng tự giác chấp hành. Ngược lại, họ hay phủi bỏ trách nhiệm với lý do “lời nói gió bay”, không có chứng cứ nào chứng minh mối quan hệ lao động giữa hai bên.

Thiệt vì thiếu hiểu biết

Pháp luật hiện hành quy định rất rõ các chế độ khi bị TNLĐ, bao gồm: tiền lương trong thời gian điều trị; chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến lúc điều trị ổn định thương tật; giới thiệu đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa; cơ quan BHXH chi trả chế độ trợ cấp TNLĐ một lần hoặc hằng tháng tùy theo tỉ lệ suy giảm khả năng lao động… Đồng thời, khi không tham gia BHXH cho NLĐ, NSDLĐ sẽ dựa vào các quy định đó làm cơ sở tính bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của NLĐ, tự dàn xếp mức bồi thường trước khi cơ quan chức năng vào cuộc để giảm bớt chi phí. Tất nhiên, trong các cuộc thương lượng ấy, phần thiệt thòi vẫn luôn thuộc về NLĐ.

Trường hợp của anh N.V.H, CN cơ khí của Công ty K.T (huyện Bình Chánh, TP HCM), là một điển hình. Năm năm trước, anh H. vào làm tại công ty nhưng không được ký hợp đồng lao động, tham gia BHXH. Đầu năm 2014, do máy hàn rò rỉ điện, H. bị điện giật chết tại chỗ khi đang làm việc. Trong những ngày tổ chức tang lễ H., lợi dụng gia cảnh nghèo khó và lúc tang gia đang bối rối, đại diện Công ty K.T đã về tận quê anh ở Bến Tre đề nghị thương lượng với gia đình nạn nhân. Theo đó, nếu gia đình ký giấy bãi nại thì công ty sẽ bồi thường 100 triệu đồng.

“Tôi vốn ít học, suốt ngày đầu tắt mặt tối ở ngoài đồng nên không biết gì về luật. Hơn nữa, lúc chồng mất, để lại mình tôi với 2 đứa con còn nhỏ dại, tôi rối trí chưa biết sau này phải xoay xở thế nào thì việc công ty đề nghị bồi thường số tiền 100 triệu đồng đối với gia đình là quá lớn nên tôi ký ngay, ai dè bị họ lừa” - chị Nguyễn Kim Yến, vợ anh H., buồn rầu nói.

Hơn 1 tháng sau khi anh H. mất, chị Yến nhận được biên bản điều tra TNLĐ của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM gửi về. Trong đó, khoản bồi thường dự tính công ty phải trả cho gia đình nạn nhân là hơn 350 triệu đồng. Thấy thiệt thòi quá nhiều, chị Yến liên hệ đề nghị thương lượng lại nhưng công ty lấy lý do chị đã ký cam kết nên thẳng thừng từ chối.

Theo Báo Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm