Khoảng cách lương vùng vẫn quá lớn
(Dân trí)- Theo phương án mà Bộ LĐ-TB&XH dự kiến, mức lương tối thiểu vùng áp dụng với doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ điều chỉnh tăng cao hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khoảng cách lương giữa 2 loại hình DN vẫn quá lớn.
Theo phương án của Bộ Lao động- Thương binh và Xã Hội, doanh nghiệp trong nước tăng bình quân khoảng 21,5% và doanh nghiệp FDI tăng bình quân khoảng 10,8%. Ngoài ra, dự kiến phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp năm 2011 dựa trên những nguyên tắc như bảo đảm mức tiền lương thực tế, góp phần ổn định đời sống cho người lao động làm công ăn lương, phù với với mức tăng giá tiền công ở từng vùng; cân đối khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Khoảng cách lương vùng lớn sẽ làm người lao động thiệt thòi. (Ảnh minh họa)
Ông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Lao động tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mức tăng dự kiến trên được tính toán dựa trên nhiều yếu tố làm cơ sở xác định tiền lương tối thiểu như GDP, CPI, mức tăng tiền công trên thị trường.
Phương án trên được đánh giá là phù hợp khi tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2010 là 6 – 6,1%, dự báo năm 2010 là 6,5 – 7%; CPI 8 tháng đầu năm là 5,08% và dự kiến năm 2010 là – 8%; Mức tăng tiền công trên thị trường 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 13,5% và dự kiến cả năm là 14 – 15%.
Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, với phương án này, doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào và phù hợp với lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012, 2013. Tuy nhiên, đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương cho rằng, theo phương pháp dự kiến thì khoảng cách lương tối thiểu giữa vùng 1 và vùng 4 của các doanh nghiệp trong nước là 53%, doanh nghiệp FDI là 36%, mức chệnh này quá lớn.
Phương án trên được đánh giá là phù hợp khi tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2010 là 6 – 6,1%, dự báo năm 2010 là 6,5 – 7%; CPI 8 tháng đầu năm là 5,08% và dự kiến năm 2010 là – 8%; Mức tăng tiền công trên thị trường 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 13,5% và dự kiến cả năm là 14 – 15%.
Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, với phương án này, doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào và phù hợp với lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012, 2013. Tuy nhiên, đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương cho rằng, theo phương pháp dự kiến thì khoảng cách lương tối thiểu giữa vùng 1 và vùng 4 của các doanh nghiệp trong nước là 53%, doanh nghiệp FDI là 36%, mức chệnh này quá lớn.
Trong khi đó trên thực tế giá cả giữa các vùng không quá chênh lệch như thế. Vì thế, theo nên điều chỉnh tăng vùng 4 lên, chỉ để khoảng 30% là vừa. Cùng quan điểm, đại diện Hà Nội cho rằng, mức lương mà lao động được hưởng trên địa bàn có sự chênh lệch quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động.
P. Thanh- K.Oanh