Công nhân trổ tài gói bánh tết

(Dân trí) - Với mong muốn tái hiện một không gian tết cổ truyền thuần Việt, Hội Di sản Văn hóa TPHCM đã kết hợp cùng Bảo tàng Áo dài tổ chức Lễ hội Xuân Di Sản Văn Hóa – Bính Thân 2016 với chủ đề “Tết Sum Vầy” tại quận 9, TPHCM.

Năm sau con sẽ về !

Rất đông công nhân từ các khu công nghiệp đã về đây tham gia gói bánh bánh tét, trang trí nhánh mai vàng, cùng nhau đón tết với chương trình.

Công nhân trổ tài gói bánh tết - 1

Bạn Ngô Thị Lưu (Công nhân khu chế xuất Linh Trung, quê Nghệ An, bên phải)chia sẻ: “ Ở quê, cứ mỗi khi tết đến là nhà em hay gói bánh. Tuy vậy nhưng em chưa bao giờ gói, chỉ mẹ em gói thôi, em chỉ phụ lặt vặt. Đây là lần đầu tiên em gói chiếc bánh này. Đón tết xa nhà, xa quê, tự tay gói một chiếc bánh cũng cảm thấy có chút gì đó hương vị của quê mình…”
Bạn Ngô Thị Lưu (Công nhân khu chế xuất Linh Trung, quê Nghệ An, bên phải)chia sẻ: “ Ở quê, cứ mỗi khi tết đến là nhà em hay gói bánh. Tuy vậy nhưng em chưa bao giờ gói, chỉ mẹ em gói thôi, em chỉ phụ lặt vặt. Đây là lần đầu tiên em gói chiếc bánh này. Đón tết xa nhà, xa quê, tự tay gói một chiếc bánh cũng cảm thấy có chút gì đó hương vị của quê mình…”
Tuy không khéo léo và phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nghệ nhân nhưng các bạn ai cũng vui vẻ, vừa làm vừa trò chuyện rôm rã. Sau khi gói xong đòn bánh tét, các bạn liền nhanh nhẩu bắt tay vào trang trí nhành mai vàng.
Tuy không khéo léo và phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nghệ nhân nhưng các bạn ai cũng vui vẻ, vừa làm vừa trò chuyện rôm rã. Sau khi gói xong đòn bánh tét, các bạn liền nhanh nhẩu bắt tay vào trang trí nhành mai vàng.

Đang trang trí nhành mai, chị Trương Thị Thảo Nguyên (quê ở Huế, CN KCX Tân Thuận) xúc động: “ Những ngày này không dám nhắc đến gia đình sợ không cằm lòng được…”. Mỗi một nhánh hoa mai chị gắn lên cành là bao nỗi niềm nhớ quê, nhớ gia đình da diết. Đã 5 năm rồi, cái dự định về quê cứ mãi phải gát lại.

Trong lúc mọi người đang trang trí cành hoa tết, một món quà bất ngờ từ chương trình đã làm cho mọi người vô cùng xúc động, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng xuất hiện và cất giọng hát bài nỗi niềm xa xứ. Rất nhiều con người đón tết xa quê nơi đây đang cố nén cảm xúc khi không được về quê đón tết thì bài hát như một chất xúc tác làm cho mọi cảm xúc vỡ òa.
Trong lúc mọi người đang trang trí cành hoa tết, một món quà bất ngờ từ chương trình đã làm cho mọi người vô cùng xúc động, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng xuất hiện và cất giọng hát bài nỗi niềm xa xứ. Rất nhiều con người đón tết xa quê nơi đây đang cố nén cảm xúc khi không được về quê đón tết thì bài hát như một chất xúc tác làm cho mọi cảm xúc vỡ òa.

Bạn Nguyễn Thị Linh (quê ở Nghệ An), đứng nép sau góc cây với những giọt nước mắt lăn dài trên má. “ Đây là năm đầu tiên em phải xa quê. Cha mẹ và gia đình ở nhà năm nay vắng con, con cũng nhớ gia đình lắm, con mong cha mẹ với anh chị ở nhà đón tết vui vẻ. Năm sau con hứa là con sẽ về…”. Đối với bạn Linh, nói được như thế đã là quá nhiều, những lời nói trong giây phút này nhừơng chỗ cho cảm xúc trực trào.

Có lẽ, dù gì cũng là đấng nam nhi nên các bạn nam cũng khá mạnh mẽ trong việc kiềm nén cảm xúc. Bạn Trần Hữu Cương ( quê Quảng Bình) đã hai năm rồi không được về quê đón tết, bạn cũng bộc bạch vài lời gửi đến gia đình: “Tết này con không về được, ở lại ăn tết trong tết trong này, thấy cũng nhớ nhà nhớ quê. Mong ba mẹ thứ lỗi, năm sau con về….”.

Công nhân trổ tài gói bánh tết - 5
Nụ cười công nhân.
Nụ cười công nhân.

Cũng là những câu hứa, thông qua chương trình muốn gửi đến người thân đang ở quê trông ngóng. Niềm mong ước của các bạn công nhân hy vọng được về quê đón tết cùng gia đình vẫn luôn cánh cánh bên lòng. “Năm sau con sẽ về!” là câu nói làm niềm tin, làm động lực cho các bạn hăng say hơn trong công việc nhưng cũng là câu nói mà các bạn, ai nấy cũng đều không muốn “nói lại”.

Phạm Nguyễn
phamnguyen.dtr@gmail.com