Có được nộp lại tiền trợ cấp 1 lần để hưởng lương hưu?
Bố đẻ của ông Phạm Đạt Hùng sinh năm 1952, là giáo viên THPT, đóng BHXH được 33 năm 4 tháng. Năm 2004, bố ông bị tai biến mạch máu não, không thể tiếp tục công tác, gia đình đã đề nghị và được giải quyết chế độ BHXH 1 lần. Nay bố ông 63 tuổi thì có thể trả lại trợ cấp để lập hồ sơ hưởng chế độ hưu không?
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Phạm Đạt Hùng như sau:
Vào thời điểm năm 2004, các chế độ BHXH thực hiện theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995, đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ.
Theo khoản 2 Điều 26 Điều lệ BHXH ban hành theo Nghị định số 12/CP năm 1995 thì, điều kiện người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại Điều 25 Điều lệ này là: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Nếu sự việc đúng như ông Phạm Đạt Hùng phản ánh, vào năm 2004, bố ông 52 tuổi, đã có thời gian công tác và đóng BHXH được 33 năm 4 tháng, thì bị tai biến mạch máu não không thể tiếp tục công tác, phải thôi việc. Nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, bố ông có đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn, theo quy định của pháp luật về BHXH thời điểm đó.
Tuy nhiên, có thể vào thời điểm ấy, mức độ suy giảm khả năng lao động của bố ông Hùng dưới 61% nên chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí với mức lương thấp hơn; hoặc bố ông suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, nhưng do tiên lượng sức khỏe xấu, bố ông Hùng và gia đình ông Hùng cho rằng sự sống của bố ông khó có thể kéo dài được, nên đã đề nghị và đã được giải quyết chế độ trợ cấp BHXH một lần theo Điều 28 Điều lệ BHXH này, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.
Thực tế, đối với người có tiên lượng sức khỏe xấu, sự sống không thể kéo dài thì việc đề nghị, được giải quyết chế độ trợ cấp BHXH một lần là có lợi hơn trường hợp được hưởng chế độ hưu trí với mức lương thấp, nhưng có thể chỉ nhận được một vài tháng lương hưu thì đã chết.
Về việc ông Hùng hỏi, bố ông có được trả lại BHXH 1 lần, để hưởng chế độ hưu trí được không? Theo hướng dẫn tại Công văn số 3168/LĐTBXH-CSLĐXH ngày 24/9/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì những người đã nghỉ theo chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, đã được giải quyết đúng chính sách chế độ thì không được trả lại số tiền trợ cấp đã nhận để chuyển sang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động; đơn vị nào giải quyết sai chế độ, chính sách thì phải có trách nhiệm giải quyết đúng chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người lao động.
Vào thời điểm năm 2004, các chế độ BHXH thực hiện theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995, đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ.
Theo khoản 2 Điều 26 Điều lệ BHXH ban hành theo Nghị định số 12/CP năm 1995 thì, điều kiện người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại Điều 25 Điều lệ này là: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Nếu sự việc đúng như ông Phạm Đạt Hùng phản ánh, vào năm 2004, bố ông 52 tuổi, đã có thời gian công tác và đóng BHXH được 33 năm 4 tháng, thì bị tai biến mạch máu não không thể tiếp tục công tác, phải thôi việc. Nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, bố ông có đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn, theo quy định của pháp luật về BHXH thời điểm đó.
Tuy nhiên, có thể vào thời điểm ấy, mức độ suy giảm khả năng lao động của bố ông Hùng dưới 61% nên chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí với mức lương thấp hơn; hoặc bố ông suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, nhưng do tiên lượng sức khỏe xấu, bố ông Hùng và gia đình ông Hùng cho rằng sự sống của bố ông khó có thể kéo dài được, nên đã đề nghị và đã được giải quyết chế độ trợ cấp BHXH một lần theo Điều 28 Điều lệ BHXH này, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.
Thực tế, đối với người có tiên lượng sức khỏe xấu, sự sống không thể kéo dài thì việc đề nghị, được giải quyết chế độ trợ cấp BHXH một lần là có lợi hơn trường hợp được hưởng chế độ hưu trí với mức lương thấp, nhưng có thể chỉ nhận được một vài tháng lương hưu thì đã chết.
Về việc ông Hùng hỏi, bố ông có được trả lại BHXH 1 lần, để hưởng chế độ hưu trí được không? Theo hướng dẫn tại Công văn số 3168/LĐTBXH-CSLĐXH ngày 24/9/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì những người đã nghỉ theo chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, đã được giải quyết đúng chính sách chế độ thì không được trả lại số tiền trợ cấp đã nhận để chuyển sang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động; đơn vị nào giải quyết sai chế độ, chính sách thì phải có trách nhiệm giải quyết đúng chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người lao động.
Theo Chinhphu.vn