1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Zimbabwe thế chấp mỏ vàng “ma” để vay 500 triệu USD

(Dân trí) - Tài sản thế chấp cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Châu Phi (Afreximbank) để được vay 500 triệu USD của Zimbabwe là một mỏ vàng chưa hề tồn tại, một số người trong cuộc tiết lộ.

Zimbabwe thế chấp mỏ vàng “ma” để vay 500 triệu USD - 1

Zimbabwe thế chấp mỏ vàng chưa được xây dựng, chưa có ai đầu tư để vay 500 triệu USD.

Khoản nợ được trả dần trong 4 năm này sẽ được thế chấp bằng mỏ vàng mà Great Dyke Investments, một liên doanh giữa các nhà đầu tư Nga và quân đội Zimbabwe, dự định xây dựng với chi phí 4 tỷ USD. Tuy nhiên, mỏ này vẫn chưa được xây dựng vì ngân hàng Afreximbank đang đấu tranh để thu hút các nhà đầu tư bởi có sự tham gia của quân đội.

Theo Bloomberg, thiếu ngoại tệ, nhiên liệu và thuốc men trong khi phải chống chọi với mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2008, Zimbabwe đang phải thế chấp khoáng sản để đổi lấy ngoại tệ.

Các dòng tín dụng từ ngân hàng Afreimumbank đã được bảo đảm bằng cách sử dụng nguồn vàng xuất khẩu làm tài sản thế chấp, tờ Financial Gazette của Zimbabwe cho biết vào tháng 2, trích lời ông John Mangudya, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe.

Đáng nói, nguồn gốc và các điều khoản của khoản vay 500 triệu USD này không được tiết lộ, sau khi các doanh nghiệp phàn nàn rằng thị trường tiền tệ liên ngân hàng được thành lập vào tháng 2 là vô dụng vì không có đủ đồng USD để đáp ứng nhu cầu của họ.

Đồng đô la RTGS, một loại tiền tệ gần như không được giao dịch bên ngoài Zimbabwe, đang được trao đổi trên thị trường trong nước. Chính phủ nước này cũng đã từ bỏ tiền tệ của nước mình là đồng đô la Zimbabwe vào năm 2009 sau một đợt siêu lạm phát.

Ông George Guvamatanga, thư ký thường trực của Bộ Tài chính, cho biết ông không có bình luận gì. Afreimumbank cũng không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận.

Afreimumbank, có trụ sở tại Cairo và thuộc sở hữu một phần của các chính phủ châu Phi, đã từng cho Zimbabwe vay trước đây.

Ngoài khoản vay được thế chấp bằng vàng, nó đã mở rộng khoản tín dụng trị giá 600 triệu USD cho đất nước này vào năm 2017.

Trong khi Zimbabwe bị sa lầy trong khủng hoảng kinh tế, nước này vẫn có trữ lượng kim loại nhóm bạch kim lớn thứ 3 thế giới và trữ lượng quặng vàng, sắt, kim cương và lithium dồi dào. Nó cũng có một số cơ sở hạ tầng phát triển nhất ở châu Phi và là một trong những nước có lực lượng lao động được giáo dục tốt nhất trong khu vực.

Thỏa thuận đã được quyết định vào đầu tháng này tại một cuộc họp có sự tham gia của các quan chức từ kho bạc của Zimbabwe, ngân hàng trung ương, bộ khoáng sản, ngân hàng Afreimumbank, và chủ tịch của Great Dyke Investments, ông Hespinah Rukato, một nguồn tin giấu tên tiết lộ.

Mỏ này có thể sản xuất khoảng 800.000 ounce kim loại nhóm bạch kim mỗi năm nếu được xây dựng.

Ông Rukato đã từ chối bình luận. Các quan chức Bộ Khoáng sản cho biết họ cũng không thể nhận xét ngay lập tức và ông Mangudya, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cũng từ chối bình luận.

Hồng Vân (Tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm