1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

WorldBank: Việt Nam còn 19 triệu người nghèo

(Dân trí) - Trong khi thu nhập tăng trong tất cả các nhóm thì khoảng cách thu nhập bình quân của nhóm 20% người giàu nhất so với thu nhập của nhóm 20% nghèo nhất đã tăng từ 7 lần lên 8,5 lần trong giai đoạn 2004-2010.

Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc WorldBank Việt Nam (Ảnh: BD).
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc WorldBank Việt Nam (Ảnh: BD).


Phát biểu tại Diễn đàn các đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) sáng nay (5/12), bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WorldBank) đánh giá, trong 20 năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công giảm nghèo nhưng con số cho thấy, vẫn còn 19 triệu người nghèo.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Trong số này, có 75% đối tượng cực nghèo là người thiểu số. Ngoài ra, vẫn còn nhiều người thuộc nhóm gần ngưỡng nghèo và luôn có nguy cơ bị rơi trở lại nhóm nghèo.

 

Bà Kwakwa cũng chỉ ra rằng, trong vài năm gần đây, tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam đã tăng nhẹ. Trong khi thu nhập tăng trong tất cả các nhóm thì mức thu nhập bình quân của nhóm 20% người giàu nhất so với thu nhập của nhóm 20% nghèo nhất đã tăng từ 7 lần lên 8,5 lần tron giai đoạn 2004-2010.

 

Bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ xã hội cũng đáng quan ngại. Đại diện WorldBank dẫn chứng, mặc dù phạm vi bảo hiểm y tế đã tăng và đạt tiến bộ trong thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, sực cách biệt về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giữa cách địa phương cao nhất (Điện Biên) và thấp nhất (TPHCM) vẫn là 5 lần. Sự khác biệt về tỷ lệ đó giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm đa số là 3 lần.

 

Sự bất bình đẳng về kinh tế và tiếp cận dịch vụ xã hội thiết yếu tác động qua lại lẫn nhau – theo WorldBank.

 

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, trong năm 2014-2015, Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung sức để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững hơn, đặc biệt là giảm nghèo cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua những quy định, chính sách cụ thể thiết thực, hiệu quả.

 

“Chúng tôi sẽ hoàn thiện thêm các chính sách cụ thể như chính sách về đất sản xuất, về giao rừng, bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất kinh doanh, kể cả trồng trọt chăn nuôi, chính sách về đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số, chính sách về y tế, về nước sạch về giáo dục, tăng đầu tư hạ tầng cho vùng khó khăn” – Thủ tướng nói.

 

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng nhìn nhận, mặc dù những năm vừa qua, giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số đạt 4%, gấp đôi tốc độ giảm nghèo bình quân cả nước, nhưng vẫn còn cao. Chính phủ Việt Nam quyết tâm sẽ đẩy mạnh giảm nhanh tỷ lệ nghèo ở khu vực này.

 

Bích Diệp
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm