1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Wal-Mart đem lại điều gì tốt cho châu Á?

Không có gì nghi ngờ về việc Wal-Mart là một huyền thoại kinh doanh, nhưng ở một góc nhìn khác, đây là một đế chế chuyên tận dụng nhân công giá rẻ và dồn các nhà cung cấp đến phá sản.

Dưới đây là lược dịch bài viết của tác giả Greg Rushford, đăng trên tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) đã phân tích Wal-Mart dưới khía cạnh này.

Câu chuyện về Wal-Mart bắt đầu khi một doanh nhân mở cửa hàng hạ giá ở miền nam nước Mỹ. Giờ đây, sau 45 năm, Wal-Mart đã trở thành một đế chế hùng mạnh với mạng lưới cửa hàng trên toàn thế giới.

ỞMỹ, Wal-Mart có tổng cộng1,4 triệu nhân viên làm việc tạikhoảng 4.000 chi nhánh. Doanh thu của Wal-Mart trong một năm bằng GDP của cả Hồng Kông và Malaysia cộng lại.

Năm ngoái, lượng hàng hoá Wal-Mart nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng trị giá lên tới 27 tỷ USD, bằng tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Singapore.

Tại Trung Quốc, Wal-Mart có 192 siêu thị tại 34 thành phố. Tại Nhật Bản, Wal-Mart kiểm soát 394 siêu thị Seyu.Năm 2008, Wal-Mart dự kiến sẽ chính thức có mặt tại thị trường Ấn Độ.

Khi nhìn vào Wal-Mart, trước tiên đó là một thiên đường mua sắm của người tiêu dùng. Ở đây, khách hàng có đủ lựa chọn, từ hàng hóa bình dân đến cao cấp, và đặc biệt là vớigiáluôn thấp hơn ở nhiều nơi khác.

Wal-Mart luôn biết cách khiến các nhà cung cấp phảibán hàng với giá rẻ nhất.

Các nhà cung cấp của Wal-Mart chỉ có hai lựa chọn: chấp nhận giá Wal-Mart đưa ra, dù chỉ được lãirấtít, hoặc không nhận được đơn đặt hàng.

Nhiều hãng đã phải phá sản khi muốn đi ngược mong muốn của Wal-Mart, trong đó nổi tiếng nhất có thể kể tới câu chuyện hũ dưa muối một galong giá 2,97USD của Vlasic.

Gần đây, Wal-Mart liên tục bị chỉ trích về việc bóc lột hàng trăm nghìn công nhân ở các nước nghèo, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Bangladesh và Phillippines.

Tình trạng bóc lột lao động của Wal-Mart nghiêm trọng đến mức đã trở thành một đề tài tranh cãi trong giới chính khách Mỹ. Một số chính trị gia thuộc đảng Dân chủ gây thanh thế bằng việc vận động đấu tranh chống lại Wal-Mart và chủ nghĩa toàn cầu hóa mà hãng là một biểu tượng.

Vậy thật sự những điều mà người ta chỉ trích về Wal-Mart, điều nào là đúng và sai? Câu trả lời ở là tất cả những điều trên gần như đúng hoàn toàn.

Sự thật về Wal-Mart

Trước đến nay, Wal-Mart luôn bị chỉ trích về cái mà người ta gọi là “độc quyền mua”, vắt kiệt các nhà cung cấp cho đến khi họ phá sản.

Trở lại câu chuyện đề cập ở trên, hãng Vlasic đã đồng ý cung cấp loại hũdưa muối một galong cho Wal-Mart với giá 2,97 USD. Sau đó, khi điều kiện kinh doanh khó khăn hơn và lãi trên mỗi sản phẩm quá thấp, Vlasic đề nghị tăng giá lên 3,46 USD, do không thể gánh nổi chi phí.Tuy nhiên, Wal-Mart đã ra tối hậu thư cho Vlasic, hoặctiếp tục cung cấp, hoặc cắt hợp đồng.

Không thể cắt hợp đồng vì sợ phá sản, Vlasic tiếp tục cung cấp cho Wal-Mart thêm hai năm rưỡi. Sau đó, công ty cắt hợp đồng với Wal-Mart nênlợi nhuận xuống dốc,đến mứckhông lâu sauhọ tuyên bố phá sản. Câu chuyện này cho thấy cách làm ăn bất chấp quy luật cung cầu và cạnh tranh của Wal-Mart.

Về việc bóc lột lao động, các chuyên gia chỉ trích Wal-Mart giảm giáhàng hóa bằng việc bóc lột nhân công thậm tệ, đặc biệt là công nhân châu Á sản xuất quần bò.

Wal-Mart đãép các nhà cung cấp hạ tối đa giá thành bằng các biện pháp khắc nghiệt, nhưtừ chối trả mức lương cơ bản, yêu cầu làm thêm giờ quá mức, ngầm thuê trẻ em làm việc với mức lương rẻ mạt và bất chấp các điều luật lao động cơ bản.

Ngay cả những người ủng hộ tự do thương mại nhiệt tình nhất cũng cho rằng khó có thể chấp nhận việc làm này của Wal-Mart.

Tuy nhiên, Wal-Martluôn tuyên bố họ là nhà từ thiện hàng đầu nước Mỹ. Họ cho biết đã dành 300 triệuUSD cho khoảng 6.700 cộng đồng dân cư trên thế giới. Ngoài ra còn nhiều hoạt động từ thiện khác.

Khi bị chất vấn về tình trạngbóc lột nhân công, người phát ngôn của hãng khẳng định rằng Wal-Mart không bao giờ chấp nhận chuyện bóc lột lao động. Ngay sau đó, họ từ chối không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào.

Đầu năm nay tại Hàn Quốc, báo giới đã đưa tin về hàng loạt vụ việc bóc lột lao động ở công ty thời trang Chong Won -nhà cung cấp áo thun và quần áo trẻ em cho Wal-Mart. Khi đến tìm hiểu thông tin tại đây, tác giả bài viết này đã liên tục vấp phải sự bưng bít thông tin. Khi tìm hiểu kỹ hơn, thực tế tại công ty này thật đáng buồn. Một công nhânphải mất khoảng 40-50 năm để được tăng thêm 1 USD/ngày công.

Thêm vào đó, công ty chỉ ký hợp đồng thời hạn 5 tháng với công nhân. Và cũng giống như tại Philippins, các công ty sẽ cắt hợp đồng lao động của công nhân trước thời hạn6 tháng để không phải đóng các khoản phúc lợinhư bảo hiểm y tế.

Trên thực tế, công nhân nhà máy đã rất cố gắng để cải thiện tình hình. Họ thành lập tổ chức công đoàn để đấu tranh cho quyền lợi của mình, nhưng mọi nỗ lực đều bị ban giám đốcnhà máy cản trở, nênhầu như không mang lại hiệu quả. Thậm chí nếuđình công, họsẽ lập tức bị sa thải.

Hiện nay, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, một số chính trị gia đã chỉ trích Wal-Mart về việc cung cấp quá nhiều việc làm cho lao động ởchâu Á. Trong số này có thượng nghị sỹ Hillary Clinton, người kêu gọi hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Trong các cuộc vận động tranh cử của mình, thượng nghị sĩBarack Obamađã tranh thủ lá phiếu của các nghiệp đoànbằng tuyên bố:"người ta sẽ chẳng muốn muamột chiếc áo thun giá rẻ nếubiết rằng họ có nguy cơ mất việc để các hãngcó thể tung ra thị trường những chiếc áo như vậy".

Phát biểu tại New York, ông cho rằng công nhân Mỹ đang phải cạnh tranh với thiếu niên để giành được mộtcông việc với mức lương tối thiểu tạiWal-Mart, vì tập đoàn này đã chuyểnhết các nhà máy sản xuất hàng ra nước ngoài để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ.

Tuy nhiên, dù nói gì đi nữa, các chính trị gia cũng rơi vàothế “há miệng mắc quai”. Bản thân bà Clinton là cựu giám đốc của Wal-Mart,cònvợ ông Obama cũng từng làm việc tại một công ty cungứng sản phẩm cho Wal-Mart.

Có vẻ như Wal-Mart chỉ là một công cụ để các chính trị gia "vuốt ve" người dân, với tham vọng trở thành người đứng đầu cường quốc hùng mạnh nhất thế giới.

Theo Ngọc Diệp
CafeF /FEER