Vụ phát tán tin nhắn lừa đảo 20 tỷ: Nhà mạng phải chịu trách nhiệm

(Dân trí) - Theo cơ quan điều tra, các nhà mạng phải chịu trách nhiệm vì tiền chiếm đoạt trong đó họ cũng được hưởng với tỷ lệ khá cao.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Choáng với những màn rải tiền chơi ngông của các triệu phú

* Đà Nẵng bây giờ: Dọa đại gia không sợ?

* Vụ MH17: Phương Tây dùng dằng với ý muốn trừng phạt Nga

* Trung Quốc xây sân bay trên đỉnh núi

Mới đây, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an) và Công an quận Đống Đa (Hà Nội) vừa triệt phá nhóm đối tượng sử dụng thiết bị điện tử công nghệ cao kết nối mạng internet phát tán tin nhắn lừa đảo chiếm đoạt phí dịch vụ của người sử dụng điện thoại di động.

Cụ thể, đối tượng Lê Ngọc Tiến bỏ tiền tổ chức thuê người, mua sắm trang thiết bị thành lập 3 công ty Vvas, Vcontent, Bắc Đại Dương hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo trên các đầu số 7x68 và 7x77 của các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel.

Từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, các công ty này phát tán hàng triệu tin nhắn lừa đảo từ các đầu số trên với 27 cú pháp chiếm đoạt khoảng 22 tỉ đồng của các thuê bao di động. Số tiền này Lê Ngọc Tiến ăn chia với các nhà mạng theo tỷ lệ 45-55%.

Lê Ngọc Tiến tại cơ quan điều tra

Lê Ngọc Tiến tại cơ quan điều tra

Mở rộng điều tra, cơ quan Công an còn phát hiện một nhóm công ty khác là Công ty Thiên Ngân, Thiên Hà do Trần Ngọc Hùng, trú tại phố Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu phát tán tin nhắn lừa đảo. Bước đầu, cơ quan Công an xác định từ ngày 1-5 đến 13-6, Hùng và các đối tượng của Công ty Thiên Ngân, Thiên Hà đã phát tán hàng trăm nghìn tin nhắn với 83 cú pháp lừa đảo để chiếm đoạt 1,016 tỷ VNĐ.

Nhóm người phạm tội cùng Lê Ngọc Tiến

Nhóm người phạm tội cùng Lê Ngọc Tiến

Thủ đoạn lừa đảo của các công ty này tương tự giống nhau, chúng chia thành nhiều nhóm, trong đó một nhóm soạn thảo nội dung tin nhắn. Nhóm khác phát tán tin nhắn và một sốn người đảm nhận việc thu tiền. Các đối tượng sử dụng cú pháp khác nhau để lôi cuốn người với nội dung cổ súy cho lô đề, tử vi bói toán, lừa dảo trúng thưởng, ví dụ như: soạn tin để có 2 số cuối giải xổ số đặc biệt, nhận thư và lời giải xổ số miền Bắc...Khi nhận được tin nhắn, chủ thuê bao gửi lại cho các đầu số sẽ tự động trừ từ 500 đồng đến 15 nghìn đồng/tin nhắn.

Tài sản do hành vi phạm tội thì chính là tang vật của vụ án, phải được thu hồi và trả lại cho bị hại. Thế nhưng, trong vụ án lừa đảo bằng tin nhắn rác, các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel được hưởng khoảng 50%, tuy nhiên, các nhà mạng lại viện cớ... chối bay chối biến.

Theo các nhà mạng, để kiểm soát nội dung tin nhắn, cách duy nhất là ngồi đọc hàng triệu tin nhắn quảng cáo trước khi gửi đến khách hàng. Tuy nhiên, điều này không khả thi.

Bên cạnh đó, dự luận đặt ra nghi vấn, có phải do tỉ lệ ăn chia lớn nên các nhà mạng làm ngơ để đối tác thuê đầu số móc túi khách hàng.

Theo Đại tá Lê Hồng Sơn - Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50, Công an Hà Nội), trong vụ lừa đảo lần này, các nhà mạng phải chịu trách nhiệm vì tiền chiếm đoạt trong đó họ cũng được hưởng với tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải có biện pháp quản lý để nhà mạng phải có trách nhiệm. Nếu cứ như hiện nay thì thiệt hại sẽ dồn về phía người tiêu dùng.

Lê Tú
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”