Vụ đột tử để lại 1.000 tỷ: Liệu có đòi được tiền?

Liên quan đến việc người phụ nữ đột tử để lại khối tài sản khoảng 1.000 tỉ đồng không có di chúc, em trai bà T.K.P đã kiện cháu nuôi đòi khoản tiền 90.000 euro mà ông đã nhờ chị gái gửi giùm tại ngân hàng. Nhưng không có giấy tờ liên quan đến việc gửi tiền, liệu ông có đòi được?

 Vụ việc hi hữu

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*
Vàng giảm giá, chênh lệch gần 3 triệu đồng/lượng
* Hoàn thành CPH 10 tổng công ty giao thông vận tải
* “Kiểm ngư, Cảnh sát biển, ngư dân không nhân nhượng bất cứ kẻ thù nào”
* Làng Pháp bỏ hoang và nỗi ám ảnh dân giàu Hà Nội

Lúc sinh thời, bà T.K.P. cư ngụ tại phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM. Bà làm nghề bán bún gạo. Bà không lập gia đình, có một cô con nuôi duy nhất là T.H.H.L.(SN 1987).

Bà P. được biết đến là một phụ nữ sống rất giản dị, gần gũi nên không ai nghĩ bà đang nắm trong tay khối tài sản rất lớn.

Tháng 3/2011, bà bị đột tử. Sau khi bà mất, các anh chị em và con nuôi là T.H.H.L. bất ngờ phát hiện bà để lại rất nhiều tài sản. Từ đó, các bên phát sinh tranh chấp.

Nhằm bảo toàn khối tài sản của bà để lại, các anh chị em của bà P. cùng bà L. đã mời văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh đến kiểm kê, lập vi bằng ghi nhận lại khối tài sản trên.

Đây là có thể coi là một quá trình kiểm kê, lập vi bằng với khối tài sản để lại và thời gian làm việc kỷ lục từ trước đến nay. Văn phòng Thừa phát lại đã phải huy động từ 5-6 người làm việc ròng rã cả tuần lễ mới xong.

Một trong rất nhiều nhà xưởng do bà P. đứng tên sở hữu -

Một trong rất nhiều nhà xưởng do bà P. đứng tên sở hữu - (Ảnh: VietNamNet)

Tổng số tài sản kiểm đếm được khiến ai nghe đến cũng phải giật mình. Ngoài 100 lượng  vàng, nhiều kim cương, bà P. còn để lại 5 sổ tiết kiệm có tổng số dư gần 1,8 triệu USD, 2 chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn có giá trị lần lượt 49.794 USD và 11,6 tỉ đồng, 12 thẻ tiết kiệm lãi suất thả nổi khác bao gồm gần 4,5 tỉ đồng và hơn 380.000 USD.

Đặc biệt, dù rất giàu có nhưng trong két sắt của bà P. ngoài vàng, kim cương, số tiết kiệm, rất nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng các lô đất, nhà xưởng còn có những đồng tiền mệnh giá rất nhỏ. Trong đó, có tới 1.600 tờ tiền mệnh giá 1.000 đồng, 2.500 tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng, 153 tờ tiền mệnh giá 5.000 đồng và rất nhiều tờ mệnh giá 200 đồng và 500 đồng khác.

Do bà P. không để lại di chúc nên việc phân chia di sản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong khi H.L. là con nuôi hợp pháp duy nhất nên theo quy định của pháp luật cô là người được hưởng khối di sản khổng lồ trên. Từ đó, giữa anh em của bà P. và cô L. phát sinh tranh chấp. Anh em bà P. cho biết họ có công sức đóng góp trong quá trình tạo lập khối tài sản khổng lồ này.

Có đòi được tiền?

Một trong số các quan hệ tranh chấp phát sinh liên quan đến bà P. là việc ông H.X.(quốc tịch Nga) - em trai bà P. đã kiện cháu nuôi ra tòa đòi khoản tiền 90.000 euro. Ông X. hiện đang ở nước ngoài nên đã ủy quyền cho em trai đại diện ông tham gia tố tụng.

Trong đơn khởi kiện, ông X. trình bày trước đây ông nhờ bà P. đứng tên gửi giùm ông số tiền 90.000 euro. Giấy tờ liên quan đến việc gửi tiền ngân hàng do bà P. giữ.

Sau khi chị gái ông qua đời, người thừa kế di sản do bà để lại là T.H.H.L. có làm giấy cam kết sẽ trả lại ông số tiền trên sau khi đã nhận thừa kế tài sản do mẹ nuôi để lại. Việc cam kết có hai người làm chứng. Tuy nhiên, đến nay ông X. được biết cháu nuôi đã làm thủ tục khai nhận di sản, ông đã yêu cầu người này thực hiện cam kết nhưng cô cố tình lánh mặt không thực hiện. Vậy, với những gì nắm trong tay, liệu ông X. có đòi được tiền?

Trao đổi xung quanh vấn đề trên, luật sư Trần Công Li Tao - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM phân tích: theo khoản 4 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu không đưa ra được chứng cứ chứng minh hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó. Như vậy, để đòi được khoản tiền trên, ông X. phải đưa ra được chứng cứ chứng minh việc gửi tiền.

Tuy nhiên, trong trường hợp này dù ông X. không có giấy tờ liên quan đến việc gửi tiền nhưng trước đây bà L. đã cam kết sẽ trả khoản tiền trên và ký giấy xác nhận, việc lập giấy xác nhận có người làm chứng nên ông X. không cần phải đưa ra chứng cứ chứng minh việc gửi tiền.

Pháp luật tôn trọng, công nhận sự thỏa thuận giữa các bên trên nguyên tắc tự nguyện, không trái đạo đức xã hội trừ trường hợp việc ký cam kết do bị lừa dối, đe dọa hay ép buộc.

Theo M.Phượng
Vietnamnet

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”