1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vụ bỏ nợ 1.700 tỷ: Đại gia bẫy ngân hàng

Hầu hết các bị can đều thừa nhận những sơ hở, móc nối lẫn nhau trong quá trình thẩm định cho vay và giải ngân hàng ngàn tỷ đồng cho đại gia thủy sản Phương Nam.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*
Vụ bỏ nợ 1.700 tỷ: Đại gia bẫy ngân hàng

* Cá rô đầu vuông gặp khó đầu ra

* Ocean Group chỉ bán được 8 triệu cổ phiếu OCH

* Khởi động cho ra đời công ty đầu tư chứng khoán

Các bị can và đồng phạm có liên quan ở Công ty Phương Nam đều khai nhận, thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Lâm Ngọc Khuân - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam.

Kế toán hợp lực bẫy ngân hàng

Theo kết luận điều tra của cơ quan công an, nhiều năm liên tiếp, Công ty Phương Nam làm ăn thua lỗ, mất khả năng cân đối tài chính thu - chi. Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo các thuộc cấp lập hồ sơ khống, nâng hàng tồn kho để bẫy các tổ chức tín dụng hám lợi và cứu vãn tình thế doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.

Vụ bỏ nợ 1.700 tỷ: Đại gia bẫy ngân hàng

Sau khi vỡ nợ hàng ngàn tỷ đồng, vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân đã bỏ trốn sang Mỹ, để lại căn biệt thự biến thành nhà hàng, khách sạn, karaoke do Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng tiếp quản - Ảnh: Quốc Huy

Nhưng phải nói rằng, các tổ chức tín dụng liên quan trong “đại án” thủy sản Phương Nam đã bất chấp quy trình thẩm định kỹ lưỡng và trao tiền tỷ dễ dàng cho doanh nghiệp.

Khi bị bắt, kế toán trưởng Công ty Phương Nam - Lâm Minh Mẫn khai nhận với cơ quan điều tra, biết công ty làm ăn thua lỗ, nhưng ông Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo lập 19 báo cáo tài chính khống là kinh doanh có lãi và lập hồ sơ đôn hàng tồn kho lên nhiều lần.

Đồng thời, Mẫn chỉ đạo cấp dưới photo chứng từ hàng tồn kho thành nhiều bản, nhằm đảm bảo hợp pháp thế chấp cho các tổ chức tín dụng. Từ đó sử dụng hồ sơ giả để giải ngân và che giấu việc sử dụng vốn sai mục đích; ký nhiều chứng từ rồi chính cá nhân ông Khuân dùng tiền đó tiêu xài…

Khai nhận của Mẫn, từ năm 2008, Công ty Phương Nam đem thế chấp hàng tồn kho luân chuyển cho các Ngân hàng Agribank Sóc Trăng trị giá 350 tỷ đồng; thế chấp Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng trị giá 80 tỷ đồng; thế chấp Ngân hàng VDB Sóc Trăng khoảng 100 tỷ đồng; thế chấp Ngân hàng LienVietpostbank trị giá 70 tỷ đồng.

Đến năm 2010, cùng với thủ đoạn trên, Công ty Phương Nam tiếp tục chuyển số hàng tồn kho thế chấp Ngân hàng Sacombank Sóc Trăng vay 50 tỷ đồng và Ngân hàng An Bình chi nhánh Bạc Liêu vay 80 tỷ đồng.

Kế toán Mẫn cho rằng, chính sự buông lỏng, không quản lý chặt của các ngân hàng nói trên là kẽ hở ngon ăn cho Công ty Phương Nam vay nợ, xoay vòng trả tiền đáo hạn nợ gốc và lãi cho các khoản vay đến kỳ.

Khi biết không thể xoay chuyển tình thế, vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân, bà Trần Thị Mỹ tìm cách bỏ trốn luôn, để lại các khoản nợ vay ở các tổ chức tín dụng “tự xử” với nhau.

Mẫn cho biết, chỉ đến ngày 11/2/2012, các ngân hàng đồng loạt kiểm tra “thực địa” hàng tồn kho. Lúc này, Công ty Phương Nam mới công bố số liệu thật: Hàng tồn kho khoảng 132 tỷ đồng.

Trợ thủ của Lâm Ngọc Khuân

Ngoài Mẫn ra, bị can Trịnh Thị Hồng Phượng – Phó GĐ cũng là trợ thủ đắc lực ký 2 văn bản cam kết “hàng tồn kho chưa thế chấp”, khiến 3 tổ chức tín dụng sập bẫy số tiền lên gần 260 tỷ đồng.

Vụ bỏ nợ 1.700 tỷ: Đại gia bẫy ngân hàng

Công nhân Công ty Phương Nam chế biến tôm xuất khẩu. Kho tôm đông lạnh lập khống đã khiến các tổ chức tín dụng ‘ôm hận’ - Ảnh: S.Hành

Phượng khai nhận, biết hoạt động kinh doanh của công ty làm ăn thua lỗ vào cuối năm 2010, nhưng vẫn “cắn răng” thực hiện theo chỉ đạo của Lâm Ngọc Khuân.

Phó GĐ này đã được Khuân ủy quyền ký 2 báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và trực tiếp vay vốn vào cuối năm 2011, bao gồm: Ngân hàng LienVietPostbank; Ngân hàng TMCP An Bình ở Bạc Liêu và Vietcombank ở Sóc Trăng.

Riêng Châu Nhựt Thành – Kế toán kho thành phẩm Công ty Phương Nam khai nhận, là người được giao nhiệm vụ hàng ngày cập nhật và báo cáo số lượng nhập, xuất, chi tiết tồn kho tất cả các mặt hàng tồn kho.

Hàng kỳ, Thành có nhiệm vụ cập nhật số liệu vào email nội bộ gửi Ban GĐ, kế toán…khi được yêu cầu báo cáo. Chỉ riêng với Lâm Ngọc Khuân, hàng ngày Thành phải in gửi thêm 1 bản.

Thành cho rằng, là người quản lý cập nhật hàng tồn kho nhưng không hay biết Công ty Phương Nam dùng số liệu để thế chấp ngân hàng. Và, chỉ đến khi các ngân hàng đến kiểm tra Thành mới té ngửa.

Đối với Nguyễn Thị Ánh Đào - Phó phòng kế toán Công ty Phương Nam cũng khai nhận, mọi việc làm của Đào đều phải thực hiện theo lệnh Ban GĐ và kế toán trưởng. Đào không hay biết việc lập hồ sơ khống nhiều lần để thế chấp các ngân hàng.

Đến ngày 25/3/2013, cơ quan CSĐT (C48 Bộ Công an) trưng cầu giám định tài chính của Công ty Phương Nam từ năm 2008 đến 2012, phát hiện lỗ tổng cộng gần 1.000 tỷ đồng (trong đó năm 2010 lỗ nhiều nhất là 342 tỷ đồng và ít nhất năm 2012 là 71 tỷ).

Theo C48, chỉ trong vòng 4 năm trên, Công ty Phương Nam đã được các tổ chức tín dụng giải ngân từ các hợp đồng vay ngắn hạn bổ sung vào vốn lưu động là trên 16 ngàn tỷ đồng, (trong đó chi đúng mục đích là gần 6,5 ngàn tỷ đồng và chi sai mục đích gần 9,5 ngàn tỷ đồng…).

Tuy nhiên, tổng số tài sản Công ty Phương Nam đem thế chấp các ngân hàng đã được Hội đồng định giá tố tụng hình sự Sóc Trăng chỉ ra là gần 640 tỷ đồng.

Dự luận đặt ra vấn đề, vì sao suốt 4 năm liên tiếp Công ty Phương Nam “mua chuộc” được các cán bộ tín dụng, với đống giấy lộn thế chấp làm thẻ căn cước rút tiền?

Theo Quốc Huy - S.Hành
Vietnamnet
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm